Đồng USD trên thị trường quốc tế có khả năng tiếp tục giảm trước lo ngại về sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới, tác động trực tiếp tới khả năng phục hồi kinh tế.

Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III-2021 lên mức 2,1% so với mức 2% ban đầu. Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ thông báo nhận được 199.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20-11, mức thấp nhất kể từ năm 1969.

 Ảnh: Exchange Rate.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tốc độ chi tiêu của hộ gia đình ở Mỹ tăng 1,3% so với tháng trước, vượt tốc độ tăng của lạm phát. Trong khi đó, thu nhập cá nhân của họ cũng tăng 0,5%.

Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang đánh giá thấp vấn đề lạm phát.

Mặc dù đồng USD giảm, nhưng đồng tiền bị ảnh hưởng nặng nề nhất là đồng rand Nam Phi vì biến thể này lần đầu tiên được phát hiện ở miền nam Châu Phi.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch ngày 26-11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.145 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.545 đồng - 22.775 đồng

VietinBank: 22.490 đồng - 22.770 đồng

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 24.776,09 đồng - 26.141,92 đồng

VietinBank: 24.741 đồng - 26.031 đồng

Ảnh: Coinmarketcap.

* Sáng 29-11, trên Coinmarketcap thời điểm 6 giờ 50 phút, giá bitcoin đang đạt 57.212,62 USD, tăng trong 24 giờ qua (tăng 5,04%). Trong tuần vừa qua, giá bitcoin đã tăng -3,04%.

Trong tuần vừa qua, giá bitcoin liên tục biến động trong khoảng 53.000-60.000 USD, có thời điểm lao dốc từ mốc gần 60.000 USD xuống còn 53.000 USD. Giá nhiều đồng tiền mã hóa khác cũng chao đảo liên tục.

Các chuyên gia cho rằng, đồng bitcoin là một dạng tài sản có tính rủi ro cao, dù triển vọng dài hạn khả quan nhưng tương lai ngắn hạn của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới này rất bấp bênh.

MINH ANH