Các lực lượng triển khai tìm kiếm cứu nạn tại thôn Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

 


 

  • Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

    Chiều 10-9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường thông tin, sáng 10-9, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

    Trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ - nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú. Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã ứng cứu.

    Đến 18 giờ cùng ngày, đã xác định được hơn 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích.

    Các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai đang khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

    leftcenterrightdel
    Hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng.  

     

  • Khẩn trương chống lũ tại các xã ven sông Tích, sông Đáy ở huyện Quốc Oai (Hà Nội)

    Sáng 11-9, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, mực nước sông Tích đã trên báo động 3. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 6 xã bị ảnh hưởng do mưa gây ngập úng, gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp, với 555 hộ (2.471 nhân khẩu). Có 129 hộ (429 nhân khẩu) đã được chuyển về nhà người thân đảm bảo an toàn.

    Huyện Quốc Oai chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp; di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, đặc biệt lưu ý tại các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Phú Cát, Đồng Quang, Cộng Hòa… là nơi có các sườn đồi tập trung đông dân cư.

    leftcenterrightdel
    Nước dâng cao gây ngập lụt, cảnh báo rủi ro thiên tai do lũ tại Hà Nội ở cấp 2. Ảnh: TTXVN

    Các xã có sự cố về đê, như: Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Phú Cát, Sài Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa... sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu; tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ tình hình, tổng hợp toàn diện tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai trên địa bàn huyện.

    Huyện huy động trên 500 người, gồm lực lượng quân sự và nhân dân thôn Liệp Mai (xã Ngọc Liệp) đắp chống tràn bờ bao Liệp Mai ngay trong đêm 10-9; tổ chức di dời 89 hộ với 270 nhân khẩu ở thôn 2, xã Phú Cát về nhà người thân, đảm bảo an toàn, khi nước sông Tích tiếp tục dâng cao.

    Tuyến đê Tả sông Tích (đoạn qua thôn Ngọc Phúc) bị nứt gần 200m, đã xử lý xong theo phương châm “4 tại chỗ” và cho phủ bạt, tránh thẩm thấu, tiếp tục theo dõi. (TTXVN)

  • 9 giờ 50: 

     Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay (11-9)

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2.

    Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3 là 1,80m vào sáng sớm 11-9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21m, trên mức báo động 3 là 0,5m vào trưa 11-9 sau đó xuống.

    leftcenterrightdel

    Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay (11-9) và trên mức báo động 2. Ảnh: thanhnien.vn 

    Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3.

    Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức báo động 2.

    Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức báo động 3.

    Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3.

    Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay (11-9) và trên mức báo động 2.Cảnh báo, trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3.

    Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ. (TTXVN)

  • 9 giờ 55:

    Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ tính đến 9 giờ ngày 11-9

    Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các địa phương đã thống kê một số thiệt hại. Tính đến 9 giờ ngày 11-9, có 201 người chết, mất tích (trong đó 143 người chết, 58 người mất tích).

    Cụ thể tại một số địa phương:

    Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích); Lào Cai: 66 người (45 người chết, 21 người mất tích).

    Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 3 người mất tích). Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 1 người). 

    Hải Phòng: 2 người chết do bão. Hải Dương: 1 người chết do bão. Hà Nội: 1 người chết do bão. Hòa Bình: 5 người chết do sạt lở đất.

    Lạng Sơn: 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang: 1 người chết do lũ cuốn.

    Tuyên Quang: 3 người do lũ (2 người chết, 1 người mất tích). Hà Giang: 2 người (1 người chết; 1 người mất tích). Lai Châu: 1 người chết do sạt lở đất. Vĩnh Phúc: 2 người (1 chết, 1 người mất tích do lật thuyền).

    Phú Thọ: 9 người (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người chết do sạt lở đất).

  • 10 giờ:

    Lũ trên các sông tiếp tục dâng cao, nhiều địa phương phát lệnh báo động cấp 3, cấp 2 trên các sông

    Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra lệnh báo động cấp 3 trên sông Phó Đáy, tại địa phận các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường.

    Hồi 1 giờ ngày 11-9, mực nước trên sông Phó Đáy tại trạm đo thủy văn Kim Xá đã lên tới +16m, bằng báo động 3, có khả năng tiếp tục lên, do lượng nước ở thượng lưu vẫn đang dồn về.

    Để đảm bảo an toàn, tỉnh Vĩnh Phúc cấm các phương tiện giao thông đi qua cầu Chang trên sông Phó Đáy, đoạn đường tỉnh 302.

    Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện sơ tán hơn 200 hộ dân khu vực bãi sông Phó Đáy, thuộc địa phận 3 huyện: Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch đến khu vực an toàn.

    *Hưng Yên phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc

    Lúc 7 giờ ngày 11-9, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã ban hành công điện hỏa tốc gửi các sở, ngành và các địa phương, về việc phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc.

    Theo đó, mực nước trên sông Luộc lúc 6 giờ ngày 11-9, tại trạm thủy văn La Tiến là 4,72m (trên báo động 2 là 2cm) và tiếp tục lên.

  • 10 giờ 5 phút:

    Lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm nhanh

    Ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại, lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm nhanh, còn 3.100m3/s, cân bằng vào ra .Thủy điện Thác Bà cũng đang thực hiện lệnh mở 3/3 cửa xả.

  • 10 giờ 10 phút:

    Một số khu vực thuộc 16 tỉnh, thành phố có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá

    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 3 đến 6 giờ tới, khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa, với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 70mm.

    Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, tại nhiều huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp 1; tại Yên Bái cấp 2.

    Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong 6 giờ tới, cụ thể:

    Sơn La (Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên, Vân Hồ, Yên Châu).

    Hòa Bình (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình).

    Lào Cai (Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa).

    Yên Bái (Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ).

    Hà Giang (Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Xín Mần).

    Tuyên Quang Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang).

    Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường).

    Phú Thọ (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, thành phố Việt Trì).

    Bắc Kạn (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, thành phố Bắc Kạn).

    Thái Nguyên (Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên).

    Cao Bằng (Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Trùng Khánh).

    Lạng Sơn (Tràng Định).

    Quảng Ninh (Ba Chẽ, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thị xã Đông Triều).

    Bắc Giang (Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng, Yên Thế, thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên).

    Hải Phòng (Cát Hải).

    Thanh Hóa (Bá Thước, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân).

    Mô hình độ ẩm đất cho thấy, một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

  • 10 giờ 20 phút:

    Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân sống ngoài đê sông Hồng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) 

    Sáng 11-9, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, hiện nay, nước dâng ngập khu vực bờ sông bãi giữa, sát mép đường ven bờ phường Phúc Tân. Bến tàu cuối đường Chương Dương Độ đã ngập lên mép đường.

    leftcenterrightdel
    Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập nặng. Ảnh: TTXVN 

    UBND quận lập danh sách các hộ dân cần di dời và chuẩn bị nơi ở an toàn cho người dân; đảm bảo đủ phương tiện, vật tư, chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân; phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân; thực hiện sơ tán người dân đến nơi đảm bảo an toàn.

    UBND phường Chương Dương đã thông báo, vận động sơ tán 126 hộ. Trong đó, 120 hộ tự sơ tán và 6 hộ đề nghị hỗ trợ sơ tán về địa điểm tránh lụt; đã sơ tán 33 hộ (84 nhân khẩu). Phường Phúc Tân vận động đến 253 hộ/16 tổ dân phố; 17 hộ khó khăn cần hỗ trợ.

  • 10 giờ 25 phút:

    Lào Cai dồn lực tìm kiếm cứu nạn người dân bị lũ quét tại thôn Làng Nủ

    Tỉnh Lào Cai đang dồn lực triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục thiên tai, đặc biệt là trận lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng vào 6 giờ ngày 10-9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

    Đến nay, lực lượng chức năng xác định, trận lũ quét làm 22 người tử vong, 17 người bị thương, 73 người bị mất tích. 46 người được xác định an toàn.

    Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đang trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

    Sư đoàn 316 (Quân khu 2) cử 200 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu nạn.

  • 10 giờ 40 phút:

    Nước đã ngập toàn thành phố Tuyên Quang

    Hiện tại, toàn bộ thành phố Tuyên Quang đã ngập. Mực nước vào nhà dân có những nơi cao trên 2m. Hầu hết các gia đình đều phải chuyển lên sinh hoạt tại khu vực tầng 2, tầng 3 do nước lên nhanh.

    Mưa to kéo dài trên diện rộng, khiến lũ trên hệ thống sông, suối vẫn tiếp tục lên.

    Mực nước sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang đã lên trên mức báo động 3 (mức cực kỳ nguy hiểm).

    Đợt mưa lần này diễn biến nhanh, khiến lũ trên sông Lô, sông Gâm đạt mức báo động 3.

    Nước ngập toàn thành phố Tuyên Quang. Video: Báo Nhân dân