Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh Nghệ An theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
|
|
Các địa phương tại Nghệ An chủ động "4 tại chỗ" để ứng phó với mưa bão. |
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của bão để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Đài Thông tin duyên hải Bến Thủy và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, các chủ phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh.
Tin, ảnh: HOA LÊ
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Sáng 30-8, Lữ đoàn Công binh 414, Quân khu 4 đã cử 19 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện chuyên dụng do Trung tá Nguyễn Hữu Toàn, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng chỉ huy, nhanh chóng cơ động đến xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp để khắc phục sự cố vụ nổ.
Bước vào mùa mưa, các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An thường xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An có tổng chiều dài 99,99km với 202 vị trí móng cột, 88 khoảng néo. Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ "vượt nắng thắng mưa" nỗ lực, phấn đấu góp phần hoàn thành dự án trong tháng 8-2024.