Ngày 6-7, Tổ chức tài chính vi mô CEP thuộc Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ký kết phối hợp phòng, chống "tín dụng đen" với công đoàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang.
Gói vay phòng, chống "tín dụng đen" được cam kết thực hiện trong 5 năm (2023 - 2028). Theo đó, trong giai đoạn này, CEP sẽ cung cấp cho hơn 1,41 triệu lượt vay vốn của công nhân, hộ gia đình công nhân với số tiền gần 50.060 tỷ đồng.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Theo ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó tổng giám đốc CEP, nhóm được vay là công nhân làm việc ở nhà máy, hộ lao động nghèo cần vốn, xét vay dựa vào hợp đồng lao động. Ngoài ra còn có các gói vay tạo việc làm thêm, sửa nhà, học nghề, đầu tư hộ kinh doanh. Trường hợp vay khẩn cấp lúc đau ốm đột xuất, CEP sẽ giải quyết trong 24 giờ.
Số tiền để công nhân được vay là 12 triệu đồng đến 100 triệu đồng, lãi suất 0,4-0,65% mỗi tháng, tương đương 4,8-7,8% mỗi năm, thấp hơn lãi ngân hàng (10-25% mỗi năm cho vay tín chấp). Người lao động sẽ trả gốc, lãi theo tháng. Lao động muốn vay có thể liên hệ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hoặc cán bộ tín dụng CEP tại nơi ở.
Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đánh giá cao nỗ lực của CEP và các cấp công đoàn trong việc hỗ trợ công nhân lao động, nhất là thời điểm khó khăn hiện nay. Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh mong muốn, các đơn vị nhanh chóng triển khai nội dung ký kết, kịp thời đưa vốn vay đến công nhân lao động.
NGỌC ANH
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa băng nhóm tội phạm hoạt động “tín dụng đen” phức tạp trên địa bàn Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân do Hoàng Đình Dụng, sinh năm 1981 ở khu phố 2, Thị trấn Sao Vàng cầm đầu.
Dù thường bị hiểu nhầm và đánh đồng với tín dụng đen, các công ty tài chính đang đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các hình thức cho vay nặng lãi, góp phần nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt những người có thu nhập thấp.