Ngày 26-8, theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, mưa lũ sau bão số 3 đã làm 1 người chết (tại Điện Biên do bị lũ cuốn trôi); 16 ngôi nhà bị hư hỏng, sập đổ (Điện Biên: 2; Hải Phòng: 5; Hòa Bình: 7; Phú Thọ: 2).
 |
Lực lượng vũ trang huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) hỗ trợ nhân dân di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng ngập. Ảnh: TTXVN |
Mưa cũng gây ngập 7.448ha lúa, rau màu, cây trồng khác và thủy sản (Bắc Giang: 150ha; Hà Nội: 185ha; Quảng Ninh: 83,5ha; Hòa Bình: 1,05ha; Hải Dương: 4.665,5ha; Thái Nguyên: 12,3ha; Tuyên Quang: 924,75ha; Phú Thọ: 110ha; Vĩnh Phúc: 1.070,8ha), gãy đổ 170 cây xanh và 20 cột điện tại Quảng Ninh. Tại Vĩnh Phúc, 9 tuyến đường bị ngập cục bộ, 11 điểm sạt lở trên các tuyến đường. Tại Hòa Bình, 19 điểm trên các tuyến giao thông bị sạt lở tại các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc. Tại Quảng Ninh, mưa lớn gây ngập lụt cục bộ trên các tuyến đường thành phố Hạ Long, huyện Tiên Yên. Tại Tuyên Quang, 70 điểm trên các tuyến đường, cầu tràn trên địa bàn huyện Sơn Dương và Yên Sơn bị ngập. Tại Phú Thọ có 10 điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông.
HƯNG THÁI
Ngày 11-8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức họp nhằm đánh giá tình hình công tác ứng phó bão số 2 và áp thấp nhiệt đới do bão số 2 suy yếu và mưa lũ.
Trong những ngày vừa qua, tại khu vực miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn cục bộ, gây lũ trên một số sông, suối nhỏ và đã có thiệt hại nghiêm trọng về người tại công trình thủy điện đang thi công, bãi khai thác khoáng sản ven sông, suối tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng vào chiều 5-7 và tại thủy điện Phi Lĩnh, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ngày 3-7.