Trước những thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ sau bão số 3 (Wipha) gây ra tại tỉnh Nghệ An, ngày 24-7, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định triển khai hoạt động cứu trợ khẩn cấp nhằm kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
 |
Hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa sau mưa lũ. |
 |
Hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân vùng lũ. |
Trung ương Hội đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ với tổng kinh phí gần 650 triệu đồng, bao gồm: 200 triệu đồng tiền mặt giúp các gia đình có người chết, bị thương, thiệt hại nặng về nhà cửa, sinh kế, lương thực; 300 thùng hàng gia đình (gồm nhu yếu phẩm thiết yếu) từ kho hàng tại Hà Nội; 470 hộp gói bột lọc nước P&G (tương đương 112.800 gói, trị giá hơn 100 triệu đồng) do Công ty P&G toàn cầu tài trợ thông qua Dự án “Nước uống sạch cho cộng đồng” nhằm hỗ trợ nhu cầu nước sạch tạm thời trong 7 ngày cho khoảng 4.000 hộ dân tại 12 xã bị ngập lụt nghiêm trọng.
Đoàn cứu trợ của Trung ương Hội do Thường trực Trung ương Hội dẫn đầu, gồm cán bộ Ban Công tác xã hội - Quản lý thảm họa, Ban Chăm sóc sức khỏe, phóng viên Truyền hình Nhân đạo… sẽ trực tiếp đến các địa phương để thăm hỏi, động viên và trao quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Song song với công tác cứu trợ, Trung ương Hội cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tổ chức triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, đúng nhu cầu.
HỒNG LOAN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ảnh hưởng của cơn bão số 6 (có tên quốc tế là TRAMI) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng và có nguy cơ cao gây ra lũ lụt kéo dài tại các tỉnh miền Trung.
Trưa 24-7, thông tin liên lạc với xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An đã được kết nối trở lại. Theo thống kê sơ bộ từ chính quyền địa phương, xã Nhôn Mai phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại.
Ngày 24-7, những chuyến trực thăng đầu tiên do Bộ Quốc phòng điều động đã tiếp cận thành công các điểm bị cô lập tại vùng lũ phía Tây Nghệ An, mang theo hàng chục tấn nhu yếu phẩm.
Sáng 24-7, UBND xã Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An đã thành lập tổ công tác do đồng chí Đào Công Thịnh, Phó chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng cùng cán bộ các đoàn thể, công an, bộ đội biên phòng hành quân nắm tình hình tại 2 bản Xốp Dương và Cha Nga. Từ khi xảy ra trận lũ lịch sử đến thời điểm hiện nay, các khu dân cư trên bị cô lập, không thể kết nối thông tin liên lạc.