Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, ngày 17-10, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn hơn 100.000 học sinh tại hơn 300 trường ở các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở phải nghỉ học do nước lũ chưa rút và các hồ đập xả tràn.
Đúng 7 giờ ngày 17-10, hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn nên các huyện Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà đã chủ động chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học và thông báo tình hình trên hệ thống loa phát thanh tại các địa bàn dân cư. Theo đó, huyện Cẩm Xuyên có khoảng 4.500 học sinh tại 15 trường thuộc các xã vùng gần hồ Kẻ Gỗ phải nghỉ học; thành phố Hà Tĩnh có 21.000 học sinh tại 45/45 trường từ bậc mầm non đến THCS nghỉ học và 24.000 học sinh tại 77/77 trường thuộc huyện Thạch Hà cũng phải nghỉ học.
Cán bộ, chiến sĩ Sư Đoàn 968 giúp địa phương khai thông đường tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Tại huyện Đức Thọ có khoảng 12.000 học sinh ở 47 trường vùng trong và ngoài đê; huyện Hương Sơn có khoảng 4.500 học sinh tại 20 trường thuộc các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Phúc, Sơn Thịnh, Sơn An, Sơn Hòa…; huyện Vũ Quang có khoảng 3.750 học sinh ở 18 trường thuộc vùng trũng Đức Giang, Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Hương, Ân Phú… đều đang phải nghỉ học.
3.000 học sinh của 11 trường thuộc các xã vùng rốn lũ huyện Hương Khê: Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Hương Thủy… vẫn chưa thể đến trường do ngập các tuyến đường liên thôn và nước ở các trường vẫn chưa rút hết. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, Phòng Giáo dục huyện Can Lộc cũng đã thống nhất cho 27.000 học sinh ở 62/62 trường nghỉ học.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Sở đã chỉ đạo và nhắc nhở các phòng giáo dục, các nhà trường nắm bắt tình hình thực tế để chủ động cho học sinh nghỉ học khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng cho các em. Các nhà trường chủ động thời gian để kịp thời có kế hoạch dạy bù ngay khi nước rút.
TTXVN
QĐND - Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, tổng lượng mưa ở các tỉnh: Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị 200-300mm; Quảng Bình, Hà Tĩnh 400-600mm, nhiều khu vực mưa hơn 800mm, đặc biệt ở xã Mai Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) mưa 949mm; Nghệ An tổng lượng mưa 100-250mm.
QĐND Online - Trước tình hình mưa lũ phức tạp tại các tỉnh miền Trung, ngày 16-10, Bộ Y tế đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc trung Bộ triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Ngày 16-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1829-CĐ-TTg về việc khắc phục mưa lũ tại miền Trung và ứng phó khẩn cấp bão số 7. Thủ tướng Chính phủ điện:
Trước tình hình mưa lũ lớn gây ngập lụt nghiêm trọng tại miền Trung, ngày 16-10, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu trợ khẩn cấp bước đầu bằng tiền mặt và hàng trị giá 1,97 tỷ đồng cho 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị để kịp thời giúp nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ngày 16-10, thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp giao ban nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ tại các tỉnh Bắc Trung bộ và bão Sarika (bão số 7). Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Hoàng Văn Thắng chủ trì giao ban.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến ngày 15-10, mưa lũ tại Thừa Thiên - Huế đã làm 2 người chết, 2 người bị thương, 334 nhà bị tốc mái. Các địa phương bị ngập 2.000 ha sắn do chưa kịp thu hoạch, 120 ha tôm nuôi của huyện Quảng Điền bị nước tràn vào, thiệt hại hoàn toàn.
Ngày 15-10, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Công điện số 1827/CĐ-TTg gửi các bộ, ngành có liên quan về việc tập trung ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Tình hình mưa lũ ở miền Trung vẫn đang diễn biến phức tạp. Đến chiều 15-10, tại Nghệ An đã có 2 người tử vong do bị lũ cuốn. Mưa lũ cũng chia cắt nhiều đoàn tàu trên tuyến đường sắt Bắc Nam qua tỉnh Quảng Bình.