Theo đó, thông qua hoạt động tuyên truyền nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sĩ và tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng; từ đó xác định trách nhiệm và có hành động thiết thực trong thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

leftcenterrightdel
Thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN 

Giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhất là với thế hệ trẻ; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng”; động viên, hỗ trợ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho xã hội; phát huy tiềm năng to lớn trong xã hội để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần được tổ chức thiết thực, hiệu quả, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phù hợp với điều kiện thực tiễn; gắn với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Nội dung tuyên truyền nhằm khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, trong đó nhấn mạnh truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Khẳng định và tôn vinh sự cống hiến, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là vô giá; việc chăm sóc các đối tượng này là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng, có nhiều chính sách cao hơn mức của Trung ương để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công, gia đình chính sách.

Tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công của thành phố Hà Nội gồm 2 chính sách mới. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 114 tỷ đồng/năm (tăng so với năm 2022 khoảng 99,7 tỷ đồng).

HỒNG UYÊN