Các chuyên gia khí tượng dự báo trong các tháng mùa khô 2023 - 2024, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long khả năng đến sớm hơn một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12) và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.
Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam Trần Bá Hoằng dự báo có 43.300ha cây ăn trái ở một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng; 66.000ha thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng sẽ thiếu nước ngọt, trong khi khoảng 38.000ha lúa tôm ở Kiên Giang, Cà Mau khả năng bị thiếu nước.
 |
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa: tuyengiao.vn
|
Chuyên gia khuyến cáo các địa phương cần lưu ý tích nước từ đầu mùa khô để sử dụng trong suốt mùa khô. Vụ Đông Xuân 2023 - 2024 cần xuống giống sớm, hết năm 2023 phải cơ bản xong; sử dụng các giống lúa ngắn ngày. Khu vực bán đảo Cà Mau cần thực hiện đắp đập tạm, nạo vét kênh mương trước khi mùa mưa kết thúc...
THẾ TRUYỀN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 14-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa năm 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024.
Ngày 1-5, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 1 đến 10-5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần vào giữa tuần sau đó giảm.