Trước thông tin hàng loạt bệnh viện kiến nghị gặp khó khăn khi chưa được quyết toán bảo hiểm y tế vượt tổng mức thanh toán của các năm 2019, 2020 và 2022, với số tiền Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa chi trả lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có thông báo cho rằng đã "nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền".
 |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có thông báo cho rằng đã "nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền". Ảnh minh họa: VGP
|
Tuy nhiên theo giải thích của phía bảo hiểm, lý do chưa thanh toán cho bệnh viện số tiền kể trên do quy định trong Nghị định số 146, vướng mắc này đã được Nghị định số 75 có thời hạn áp dụng từ tháng 12 tới đây "gỡ".
Trước đó, Nghị định số 146 có hiệu lực từ ngày 1-9-2019 quy định "tổng mức thanh toán là công cụ để kiểm soát gia tăng chi phí bảo hiểm y tế không hợp lý", nhưng thực tế chi phí y tế vượt tổng mức thanh toán này đã chi khám chữa bệnh cho người bệnh và hiện đang nợ bệnh viện lên tới hơn 7.000 tỷ đồng.
Từ khi có quy định về tổng mức thanh toán, nhiều ý kiến đã đề nghị bãi bỏ và Nghị định số 75 có hiệu lực từ ngày 3-12 tới có hướng dẫn giải quyết khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng này.
Theo Tuổi trẻ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ngày 14-11, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh phát thông tin cảnh báo về tình trạng một số đối tượng đã cố tình chỉnh sửa thông tin của các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên các trang tìm kiếm, định vị để lừa người dân/đơn vị có nhu cầu liên hệ giải quyết chính sách Bảo hiểm xã hội.
Ông Nguyễn Văn Bảy (Thanh Hóa) hỏi: Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần ở các cấp trong Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?