Chiếm trên 80% dân số huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), đồng bào dân tộc Thái nơi đây có nhiều nét văn hóa độc đáo. Ngoài tiếng nói, chữ viết đặc trưng thì trang phục truyền thống của đồng bào cũng có những nét tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Phụ nữ dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn thường mặc áo cóm chui đầu, thân ngắn ngang lưng, xẻ hai bên vai, chỉ có một khuy hoặc buộc dây vải, nền vải có thể màu đen, xanh chàm hoặc nâu nhạt... Để làm được bộ trang phục truyền thống phải trải qua nhiều công đoạn, như: Trồng bông, dệt vải, cắt may... Trang phục truyền thống có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đồng bào, từ lao động hằng ngày đến các dịp Tết, lễ hội của cộng đồng.
 |
Dệt vải là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất trang phục. |
 |
Phụ nữ dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn biểu diễn văn nghệ trong trang phục truyền thống. |
 |
Áo cóm là trang phục đặc trưng của phụ nữ dân tộc Thái ở Quan Sơn.
|
 |
May trang phục truyền thống. |
 |
Một phụ nữ mặc trang phục truyền thống giới thiệu các sản phẩm của địa phương. |
BÙI LÊ (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Thực hiện Dự án 6 (Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch) của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, thời gian qua, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã có nhiều hoạt động gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Suốt 15 năm qua, chị Vì Thị Thuận - người phụ nữ dân tộc Thái đã thành lập xưởng dệt may Hoa Ban thuộc Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa do chị làm giám đốc, nhằm giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn bằng nghề dệt thổ cẩm - vốn văn hóa dân tộc Thái sẵn có. Đây là một điểm sáng góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu "Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số" (Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN).