Trả lời: Theo Điều 25 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tên của tổ chức tôn giáo được quy định như sau:

1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.

2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.

4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Nhà thờ An Thành, Cần Thơ. Ảnh minh họa: TTXVN 
 

5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan UBND cấp tỉnh quyết định đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương quyết định đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh chấp thuận.

6. Tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi tên thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đề nghị UBND cấp tỉnh đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh chấp thuận.

* Bạn đọc Bùi Văn Hùng ở thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hỏi: Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường PTDTNT, cơ cấu tổ chức của trường PTDTNT được quy định như sau:

1. Ngoài các tổ quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, trường PTDTNT được thành lập thêm không quá 3 tổ để thực hiện các lĩnh vực công tác giáo dục đặc thù của nhà trường như: Quản lý học sinh nội trú; chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh nội trú; tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nội trú. Việc thành lập các tổ của trường do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

2. Mỗi lớp học của trường PTDTNT có không quá 35 học sinh.

QĐND