Trả lời: Theo khoản 1, Điều 31 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của hiến chương;

b) Không hoạt động tôn giáo trong thời gian một năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; ngừng hoạt động tôn giáo trong thời gian một năm liên tục;

c) Hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

* Bạn đọc Vũ Văn Hùng ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi: Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù được quy định như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 44 Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Cụ thể như sau:

a) Đối với bà mẹ mang thai: Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai;

b) Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Hỗ trợ trẻ sơ sinh được tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến; điều trị, cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; hỗ trợ bảo đảm bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

c) Các dịch vụ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế.

QĐND