Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 14 Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1. Cụ thể như sau:

1. Thiết kế các bài học theo các hoạt động cơ bản gồm: Hoạt động 1: Khởi động, kết nối; hoạt động 2: Khám phá, luyện tập; hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm.

2. Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học (hoạt động dạy học từ và câu; hoạt động đóng vai và tham gia trò chơi học tập; hoạt động múa hát, đọc thơ, vè và đồng dao; hoạt động tô, vẽ tranh; hoạt động kể chuyện...) thông qua các hình thức và phương pháp tổ chức khác nhau (làm mẫu, thực hành, trải nghiệm...) để nâng cao hiệu quả dạy học.

3. Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lý trẻ. Sau mỗi tiết dạy, cần cho trẻ nghỉ chuyển tiết, thời gian nghỉ chuyển tiết từ 5 đến 10 phút. Một buổi dạy tối đa 120 phút.

* Bạn đọc Trần Văn Đức ở thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người DTTS cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17-1-2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người DTTS. Cụ thể như sau:

1. Bảo đảm người DTTS được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt.

2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người DTTS tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý.

3. Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.

QĐND

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.