Bạn đọc Phạm Thị Ngọc, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết đối tượng và địa bàn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện theo quy định nào?
Trả lời: Vấn đề bạn quan tâm liên quan đến Khoản 1, Điều 20 theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 của Ủy ban Dân tộc ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 được đề ra như sau:
a) Dự án phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trong đó, tỷ lệ tham gia dự án của người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tối thiểu 70%. Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
b) Địa bàn thực hiện tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã lồng ghép nhiều nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo nghề, hỗ trợ nhà ở, đất ở, hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, bộ mặt phum sóc ngày càng khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát triển sinh kế cho bà con Khmer một cách toàn diện.