Trả lời: Theo Khoản 2, Điều 17 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung gồm:

a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia;

b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;

d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật; tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

* Bạn đọc Vũ Văn Đức ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực trong công tác dân tộc được quy định như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 8, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc. Cụ thể như sau:

1. Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác.

2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý.

3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.

4. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

5. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung điều này.

QĐND