Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Cụ thể như sau:

a) Hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương thì được xem xét, hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác.

b) Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện hỗ trợ, UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác) gửi phòng tài chính-kế hoạch cấp huyện, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện kiểm tra, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân và thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

* Bạn đọc Nguyễn Hoàng Long ở phường Hải Thành, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo Chính phủ về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 04/2016/TT-BNV ngày 10-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo. Cụ thể như sau:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra khi được phê duyệt;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo;

c) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh thanh tra Bộ Nội vụ giao;

d) Theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;

đ) Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Nội vụ về kết quả thanh tra chuyên ngành;

e) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật.

QĐND

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.