Theo tín ngưỡng của đồng bào Xinh Mun, mỗi thầy mo thường có một thầy mo cao tay đỡ đầu. Vì vậy, khi bắt đầu hành nghề, các thầy mo đều phải thực hiện nghi lễ nhận thầy đỡ đầu cho mình, gọi là nghi lễ Mạng Ma (cầu sức khỏe).
Sau đó, cứ khoảng 5-10 năm, thầy mo này lại phải tổ chức nghi lễ Mạng Ma một lần để cầu sức khỏe, cầu bình an cho mình, đồng thời cầu cho dân bản khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Nghi lễ Mạng Ma đã xuất hiện từ rất lâu và được đồng bào Xinh Mun gìn giữ cho đến ngày nay. Năm 2020, nghi lễ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 |
Thầy mo đỡ đầu (bên phải) và thầy mo được đỡ đầu chuẩn bị thực hiện nghi lễ. |
 |
Dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. |
 |
Mọi người cùng nhảy múa quanh cây "xặng bok" trong nghi lễ Mạng Ma. |
 |
Thầy mo mời thần linh về hưởng lễ vật, cảm ơn và kết thúc nghi lễ. |
 |
Bà con cùng uống rượu cần sau khi kết thúc nghi lễ. |
PHAN THẢO (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển bền vững kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, những năm qua, LLVT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân vùng biên giới, hải đảo bằng nhiều hình thức, cách làm hiệu quả.
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều dự án giúp đồng bào Khmer vươn lên trong cuộc sống.