Để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn và ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đã có nhiều chủ trương, giải pháp đưa văn hóa của các dân tộc thiểu số vào trường học; đặc biệt là mở các lớp dạy đánh cồng chiêng, múa xoang, dệt thổ cẩm; xây dựng khuôn viên trường gắn với văn hóa truyền thống; tổ chức các sự kiện lồng ghép trình diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, trưng bày sản phẩm của các dân tộc thiểu số... Hoạt động đó đã góp phần lan tỏa tình yêu và ý thức giữ gìn văn hóa của các dân tộc thiểu số từ những “mầm xanh” tương lai.
 |
Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức dạy đánh cồng chiêng và trình diễn cồng chiêng. |
 |
Học sinh Trường Tiểu học Anh hùng Núp (phường Thắng Lợi, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) học dệt thổ cẩm. |
 |
Nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số cho học sinh tham quan, trải nghiệm. |
 |
Trình diễn nhạc cụ dân tộc luôn được học sinh ưa thích, lựa chọn trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. |
 |
Học sinh múa cồng chiêng tại Hội trại Tuổi trẻ giữ nước năm 2023 do Thành đoàn Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức. |
ANH SƠN - BÁ BÍNH (thực hiện)
“Tập trung xây dựng con người văn hóa trong Quân đội phát triển toàn diện theo 5 đặc trưng cơ bản của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, 10 lời thề danh dự của quân nhân, 12 điều kỷ luật Quân đội” là một trong những nội dung cơ bản trong “Kết luận về việc đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội” do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa ban hành.
Đến Lữ đoàn 543 (Quân khu 2) công tác, chúng tôi ấn tượng với cảnh quan doanh trại sáng, xanh, sạch, đẹp, hệ thống đường giao thông nội bộ thoáng đãng, kẻ vạch sơn trắng chạy dài cùng những hàng cây xanh tỏa bóng mát và hệ thống nhà tập đa năng, bãi tập thể lực, sân cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, vườn, giàn... được xây dựng đồng bộ, khang trang.