Tượng gỗ dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, tâm linh của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và tạc tượng gỗ dân gian đã trở thành loại hình nghệ thuật dung dị, độc đáo của đồng bào nơi đây. Nghệ nhân chỉ dùng các dụng cụ thô sơ, như: Cưa, rìu, rựa, dao, đục... để sáng tác, "thổi hồn" vào gỗ.
Qua đó diễn tả sinh động mọi sắc thái, biểu cảm, sinh hoạt thường ngày của đồng bào và cộng đồng ở các buôn làng, như: Phụ nữ giã gạo, dệt vải, mẹ địu con, đàn ông săn bắn, cả gia đình đi rẫy, già làng, chơi nhạc cụ, uống rượu cần... đến các con vật, vật dụng sinh hoạt trong nhà. Nghề tạc tượng gỗ dân gian đang được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giữ gìn, bảo tồn và phát huy cùng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
 |
Nghệ nhân dùng đục để tạc tượng. |
 |
Tượng mẹ địu con. |
 |
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên có sức hút đối với đồng bào và du khách. |
 |
Nghệ nhân hướng dẫn du khách trải nghiệm nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian. Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19. |
NGUYỄN ANH SƠN (thực hiện)