Bạn đọc Mùa A Dao ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hỏi: Trước khi nhập ngũ tôi có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước. Khi xuất ngũ, tôi trở về cơ quan cũ làm việc và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của tôi có được tính vào tổng thời gian hưởng bảo hiểm xã hội không? Rất mong tòa soạn giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6-4-2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ban hành ngày 8-5-2024 (đã có hiệu lực) thì: Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính = hưởng bảo hiểm xã hội
|
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ)
|
+ Thời gian phục vụ tại + ngũ
|
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
|
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì tổng thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được cộng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ.
Ngoài quy định nêu trên, khoản 1 điều này cũng quy định về chế độ bảo hiểm của hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ:
- Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
QĐND
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính sách xem các tin, bài liên quan.
Bạn đọc Nay Y Phú ở xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, trường hợp nào thì thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất? Thủ tục giải quyết chế độ này như thế nào?
Việc nghiên cứu, sửa đổi khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ theo hướng bổ sung đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trong giai đoạn từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2006 được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội là không phù hợp với nguyên tắc đóng - hưởng của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong quân ngũ được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn, tiêu chuẩn quân trang, phụ cấp quân hàm, chế độ nghỉ phép. Khi xuất ngũ được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ.