Hệ lụy của sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch bền vững    

Những ngày qua, giá thanh long xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuâ%3ḅn tăng cao, đạt ngưỡng 27.000 đồng/kg. Thanh long trái nhỏ tiêu thụ trong nước cũng ở mức 16.000 đồng/kg. Mặc dù giá thanh long tăng cao nhưng nhiều nông dân lại không có sản phẩm để bán. Lý giải điều này, theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiê%3ḅp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuâ%3ḅn: Nguyên nhân là do không ít nông dân trồng thanh long tự phát, manh mún, không theo quy hoạch nên cơ quan chức năng khó quản lý, dẫn đến trồng, chăm sóc không đúng kỹ thuâ%3ḅt, sâu bê%3ḅnh phát triển, làm thanh long khan hiếm.

Thực tế thời gian qua, người nông dân trồng thanh long vẫn lúng túng về kỹ thuâ%3ḅt và bế tắc đầu ra cho sản phẩm. Hầu hết việc trồng thanh long vẫn dựa theo kinh nghiê%3ḅm, thói quen cũ có tính thời vụ. Vì vâ%3ḅy, diê%3ḅn tích thanh long phát triển tự phát vượt quá quy hoạch của địa phương. Hiê%3ḅn tỉnh Bình Thuâ%3ḅn có hơn 26.000ha thanh long, vượt quy hoạch gần 7.000ha. Tỉnh chỉ có hơn 9.000ha và 432 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vì vâ%3ḅy, các sản phẩm thanh long xuất khẩu vẫn chủ yếu là dưới dạng tươi và chỉ có 15-20% xuất khẩu theo đường chính ngạch. Các doanh nghiê%3ḅp (DN) kinh doanh thanh long chủ yếu là DN vừa và nhỏ; kinh nghiê%3ḅm, kỹ thuâ%3ḅt hạn chế, viê%3ḅc liên kết với nông dân lỏng lẻo, thiếu chế tài chặt chẽ, khả năng thu mua có hạn. Viê%3ḅc giao dịch với đối tác thiếu chuyên nghiê%3ḅp; mẫu mã, hình thức sản phẩm chưa bắt mắt; tiêu chuẩn chất lượng ít đăng ký theo hê%3ḅ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế... nên viê%3ḅc thâm nhâ%3ḅp, mở rô%3ḅng thị trường gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, không ít nông dân khi thấy thương lái mua giá cao lại không bán cho DN; vì vâ%3ḅy, thanh long là cây thế mạnh và được xem là cây “làm giàu” của Bình Thuận, song nhiều năm qua vẫn luôn trong tình trạng sản xuất bấp bênh, năng suất, chất lượng không ổn định...

Các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… có nhiều cây trồng thế mạnh, nhưng nhiều năm qua vẫn không khai thác tốt tiềm năng để phát triển, luôn trong tình trạng không ổn định. Bình Phước được mê%3ḅnh danh là “thủ phủ” cây điều của cả nước, với diê%3ḅn tích hơn 143.000ha, chiếm 50% diê%3ḅn tích cả nước; tuy nhiên, sản lượng cũng chỉ đạt 153.000 tấn/năm. Sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là hạt nhân thô, giá thành thấp, tiêu thụ khó. Nguyên nhân là do cây điều chủ yếu trồng ở vùng đồng bào dân tô%3ḅc thiểu số, nhiều hô%3ḅ khó khăn, kỹ thuâ%3ḅt canh tác hạn chế, lại trồng mang tính tự phát nên khi giá thấp, nhiều nông dân đã tự ý chặt bỏ để trồng cây khác. Thêm vào đó, địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ, định hướng kịp thời, nên diê%3ḅn tích, năng suất, chất lượng điều không ổn định, giá trị xuất khẩu không cao. Tỉnh Tây Ninh cũng là mô%3ḅt trong những địa phương có diê%3ḅn tích trồng sắn, mía lớn nhất cả nước, nhưng nhiều năm qua, diê%3ḅn tích, năng suất, chất lượng cũng không ổn định…

Đẩy mạnh ứng dụng công nghê%3ḅ cao

Để khắc phục những hạn chế, bất cập của các sản phẩm cây trồng trên, theo ông Mai Kiều, thời gian tới, tỉnh Bình Thuâ%3ḅn sẽ làm tốt công tác quy hoạch. Cùng với đầu tư tài chính, chính sách, địa phương sẽ chủ đô%3ḅng xúc tiến thương mại, mở rô%3ḅng thị trường, tăng cường liên kết, tạo chỗ đứng, thương hiê%3ḅu cho sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

Theo một số chuyên gia, nhà khoa học, hiện các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bô%3ḅ có nguồn nhân lực chất lượng cao, có điều kiê%3ḅn về vốn, khoa học công nghê%3ḅ, giao thông thuâ%3ḅn lợi và đều có những cây trồng thế mạnh, tiềm năng phong phú. Để phát triển cây trồng thế mạnh bền vững, hiê%3ḅu quả, các địa phương này cần gắn phát triển nông nghiê%3ḅp với công nghiê%3ḅp, ứng dụng công nghê%3ḅ, phát triển cây trồng tiềm năng theo hướng nông, lâm nghiê%3ḅp công nghê%3ḅ cao, thân thiê%3ḅn môi trường, hình thành những vùng chuyên canh gắn với các nhà máy chế biến nông sản, tạo sản phẩm thương hiê%3ḅu, giá trị cao.

Các địa phương cũng cần chủ đô%3ḅng phối hợp với các viê%3ḅn nghiên cứu, các trường đại học để tổ chức tốt các chương trình tâ%3ḅp huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuâ%3ḅt, kỹ năng cho nông dân và cán bô%3ḅ quản lý; đồng thời, lựa chọn xây dựng các mô hình chuẩn để nhân rô%3ḅng. Các địa phương, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, khảo sát, dự báo tình hình thị trường, xác định sản lượng thực tế theo quy luâ%3ḅt thị trường để khắc phục triệt để tình trạng dư thừa và khan hiếm hàng trong các thời điểm. Các tỉnh, thành phố cũng cần quan tâm hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, lựa chọn DN trong và ngoài nước có năng lực công nghê%3ḅ, tài chính để tham gia chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của các thương hiê%3ḅu; tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; xây dựng liên kết theo quy luâ%3ḅt kinh tế, có cơ chế chặt chẽ gắn với các giải pháp can thiê%3ḅp của ngành chức năng phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích DN, nông dân theo quy định của pháp luâ%3ḅt.

 DUY HIỂN