Hội thảo do Thạc sĩ Phạm Minh Quân điều phối có sự tham dự của TS Phạm Long (đồng chủ biên công trình) và một số diễn giả, tác giả: Kiến trúc sư Trần Huy Ánh; TS, Kiến trúc sư Lê Phước Anh, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và họa sĩ Nguyễn Đức Hòa.

TS Phạm Long (thứ ba, từ trái sang) phát biểu tại hội thảo.

Cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật” dày 348 trang, khổ 16x24cm, do TS Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên. Sách gồm 2 phần: Nghị định và báo cáo; Báo chí và bình luận giúp người đọc có cái nhìn đa chiều về lịch sử giáo dục nghệ thuật Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Công trình có ý nghĩa to lớn khi ra đời vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1924-2024).

Sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”. 

“Công trình được “manh nha” khi chúng tôi tổ chức triển lãm chuyên đề “Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội đầu thế kỷ XX” tháng 10-2019 và nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Khi ấy, chúng tôi nhận ra rằng cần phải có một công trình mở ra bức tranh toàn cảnh để thấy được vị trí quan trọng của giáo dục nghệ thuật trong nền giáo dục thời Pháp thuộc. Cuốn sách là tư liệu quý không chỉ tổng hợp từ Bảo tàng Hà Nội mà còn là sự đóng góp của các đơn vị nghệ thuật, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư…”, TS Phạm Long, đồng chủ biên công trình chia sẻ.

Quang cảnh hội thảo. 

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nhấn mạnh: “Cuốn sách được coi là một công trình sử liệu”.

Tin, ảnh: PHƯƠNG NINH

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.