Với sự tham gia của các diễn giả là nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, tiktoker Giao Cùn, nhà văn Đức Anh và MC Thu Hằng (Truyền hình Quốc hội Việt Nam), buổi tọa đàm đã mang đến những chia sẻ về cách thức tiếp cận và tương tác với độc giả trong thời đại số hóa ngày nay.

leftcenterrightdel
Các diễn giả trao đổi tại sự kiện. 

Nhà thơ, nhà báo Lữ Mai nêu quan điểm từ người đã quan sát các thế hệ tác giả bước vào nghề và trưởng thành: “Ngày xưa thường có câu "Hữu xạ tự nhiên hương". Các tác giả viết xong và nghĩ là thế xong rồi. Họ không dám và không muốn dây dưa vào chuyện quảng bá, bán sách. Nhưng tôi cho rằng, việc truyền thông sách không làm ta mất đi giá trị nào cả, ngược lại, chính nó giúp cho văn hóa đọc phát triển. Các tác giả bỏ rơi đứa con tinh thần của mình mới là đáng lo ngại. Chúng ta cũng thiếu những công cụ đo lường chính xác mức độ quan tâm của độc giả. Việc này sẽ cần cải thiện dần dần để các đơn vị xuất bản và tác giả có thể tìm được tiếng nói chung trong việc định hướng phát hành”.

Bàn về đề tài chất lượng của các quảng cáo sách, nhà văn Đức Anh cho biết: “Vì không có nhiều nguồn nhân lực truyền thông chất lượng trong một ngành đặc thù, nên khối lượng công việc của các đơn vị xuất bản rất lớn. Điều đó khiến họ ngày càng phụ thuộc vào cộng đồng, vào sự tự thân vận động của tác giả. Điều đó có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Mặt tốt là tác giả ngày càng chuyển mình. Họ nghiêm túc với nghề, coi viết lách là một dự án với nhiều công đoạn, chứ không phải là một thú vui giải trí cuối tuần. Mặt xấu là những tác giả có xu hướng thích ẩn mình sẽ thường khó có cơ hội xuất bản hơn. Tuy nhiên, các tác giả có thể nhờ bạn bè, và đặc biệt đừng quên sự đồng hành của các biên tập viên và phòng truyền thông các đơn vị xuất bản”.  

THANH HẢI

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.