Với tiết mục “Đu son”, hai nghệ sĩ xiếc Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành giải Vàng tại Liên hoan Xiếc quốc tế diễn ra tại Liên bang Nga.
 |
Hai nghệ sĩ Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy đại diện cho nghệ thuật xiếc Việt Nam tham dự liên hoan. |
Từ Liên bang Nga, NSND Tống Toàn Thắng, Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam thông tin, tiết mục “Đu son” do hai nghệ sĩ xiếc Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy đại diện cho nghệ thuật xiếc Việt Nam đã giành giải Vàng.
 |
Tiết mục “Đu son” nhận được sự đánh giá cao từ Hội đồng giám khảo bởi kỹ thuật điêu luyện. |
Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2022 diễn ra tại Liên bang Nga từ ngày 22 đến 26-10, có chủ đề “Công chúa xiếc”, thu hút 9 quốc gia tham dự với nhiều tiết mục phong phú, hấp dẫn. Chương trình năm nay dành riêng cho các nữ nghệ sĩ xiếc tham dự. Các nghệ sĩ trình diễn trong 2 buổi: Đêm chính thức và đêm công diễn.
 |
Tiết mục "Đu son" xuất sắc giành giải Vàng liên hoan. |
Tiết mục “Đu son” do NSND Tống Toàn Thắng đạo diễn, 2 nghệ sĩ xiếc Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy thể hiện đã xuất sắc giành giải Vàng liên hoan. Theo NSND Tống Toàn Thắng, tiết mục “Đu son” nhận được sự đánh giá cao từ Hội đồng giám khảo, nhất là sự hài hòa thống nhất về âm nhạc, trang phục, đạo cụ cũng như kỹ thuật biểu diễn điêu luyện.
 |
Đạo diễn, NSND Tống Toàn Thắng cùng các nghệ sĩ vui mừng trong giờ phút nhận giải Vàng. |
“Đây là lần thứ hai Ban tổ chức mời Việt Nam tham dự, nhưng do năm ngoái đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Việt Nam đã không tham dự. Năm nay Ban tổ chức liên hoan tiếp tục mời, các nghệ sĩ Việt Nam đã rất háo hức và nỗ lực hết mình để đưa tiết mục đặc sắc tới trình diễn với bạn bè quốc tế. Giải Vàng đoạt được của hai nữ nghệ sĩ đã tiếp tục khẳng định tài năng cũng như vị thế của nghệ thuật xiếc Việt Nam trên trường quốc tế. Đây sẽ là động lực để các nghệ sĩ xiếc tiếp tục dấn thân, đam mê, cống hiến cho sự phát triển nghệ thuật xiếc nước nhà”, NSND Tống Toàn Thắng cho hay.
HÀ ANH
Với đặc tính “gai góc”, thể loại báo chí điều tra dường như mang tới nhiều rào cản cho sự tác nghiệp của nhà báo nữ. Nhằm chuẩn bị và truyền cảm hứng cho các nhà báo nữ, Khoa Phát thanh - Truyền hình (PTTH), Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Tổ chức Wifdlife Conservation Society (Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã - WCS) đã tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực của nhà báo nữ trong điều tra, xây dựng tin bài về buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã”, tại Nam Định.
Cuốn sách “Huyền thoại về một vùng đất: Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-Đê” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội và MaiHaBooks, năm 2021) của GS, TS, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Kim, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đem đến những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về một số sử thi tiêu biểu của đồng bào Ê Đê, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đó là lý do để thuyết phục Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia quyết định tặng giải C ở lần trao giải thứ V-2022 cho cuốn sách này.