Ngày 6-9, Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng TP Hồ Chí Minh khai mạc trưng bày “Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản” nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập (2009-2024).
Trưng bày “Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản” giới thiệu hơn 100 hiện vật quý từ các nhà sưu tập là hội viên Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh. Các hiện vật có nguồn gốc, xuất xứ từ nhiều quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Pháp...) Cổ vật trưng bày đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và có niên đại trải dài từ trước Công nguyên đến thế kỷ thứ XX.
 |
Đại diện Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (phải) tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh. |
Dịp này, Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh cũng trưng bày các bằng khen, giấy khen, thư cảm ơn trong quá trình hoạt động và các tập san cổ ngoạn do Hội phát hành, cùng các ấn phẩm “Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép” và “Du xuân - Cổ ngoạn”… Trưng bày “Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản” đón khách tham quan tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh.
 |
Các đại biểu và công chúng tham quan trưng bày cổ vật.
|
Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 9-9-2009 theo Quyết định số 4235/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh, là tổ chức của các cá nhân có sở thích sưu tầm, nghiên cứu cổ vật, có tâm huyết bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Qua 15 năm hình thành và phát triển, Hội đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về cổ ngoạn, tuyên truyền hội viên tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Trong thời gian tới, hội viên và các nhà sưu tập tiếp tục thúc đẩy hoạt động góp phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
Tin, ảnh: HỒNG GIANG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Ngày 17-5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với các đối tác tiến hành định danh số với 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse (vũ trụ ảo) đầu tiên tích hợp kính Apple Vision Pro, ứng dụng công nghệ của Phygital Labs, mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”-một báu vật hoàng cung triều Nguyễn chính thức được Pháp bàn giao cho Việt Nam ngày 16-11 vừa qua là sự kiện đáng mừng, nhưng cũng gợi lên không ít điều đáng bàn về hiện tượng “chảy máu” cổ vật của Việt Nam. Việc đưa cổ vật của Việt Nam về nước đã được “khởi động” gần 20 năm nay bởi các cấp quản lý nhà nước cũng như phía tư nhân, tuy nhiên công việc này vẫn chưa có một chiến lược cụ thể với những cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý đủ mạnh.