Tại triển lãm, 3 loại nhạc cụ được chế tác từ tre, nứa gồm: Nhạc cụ dây, hơi, tự thân vang được các nghệ nhân các dân tộc chế tác và biểu diễn.

Qua một số bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc, người xem sẽ được “thực mục sở thị” nhạc cụ dây gồm: Goong Kham của dân tộc Ê Đê; Roong rơla của dân tộc Mơ Nông; Poong pang của dân tộc Mường... Ngoài ra, còn có nhạc cụ hơi, đây là nhạc cụ tác động bằng không khí để tạo ra âm thanh, bao gồm các loại Pí (Pí tam lang, Pí đôi, Pí ló, Pí thiu, Pí phắp...), khèn (dân tộc Thái, Tà ôi, Pa cô..), K’long put (dân tộc Ba-Na, Xê-Đăng); nhạc cụ tự thân vang gồm mõ, T’rưng (dân tộc Ba-Na, Gia Rai, Xê-Đăng) .

leftcenterrightdel
Ông Lương Văn Nghiệp, nghệ nhân ưu tú dân tộc Thái (Nghệ An)  đang trình diễn.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các nghệ nhân dân tộc Ê Đê giới thiệu, trình diễn nhạc cụ dân tộc.
Ông Lương Văn Nghiệp, nghệ nhân ưu tú dân tộc Thái (Nghệ An) cho biết: Các hoạt động trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam rất có ý nghĩa bởi khi đến đây, tôi được gặp gỡ, giao lưu với đồng bào các dân tộc khác. Qua đó, giới thiệu các loại nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc mình với đông đảo du khách. Tôi đến đây để giới thiệu với người xem về các nhạc cụ dân tộc tiêu biểu thường dùng để giao lưu văn hóa, văn nghệ của người Thái, được làm bằng tre, nứa...

Đại diện cho tỉnh Quảng Ngãi tham dự Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, ông Huỳnh Hữu Thái, Phó trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết: Tổ chức các hoạt động này rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc. Đây là dịp để giới thiệu bản sắc văn hóa từng địa phương đến với đồng bào Thủ đô Hà Nội, kết nối tình đoàn kết giữa các dân tộc. Tôi nghĩ, hoạt động này phải được tổ chức thường xuyên thì mới phát huy được nét văn hóa cổ truyền của cha ông.

Tin, ảnh: KHÁNH HUYỀN