Sáng 16-2 (tức mồng 7 tháng Giêng), tại thị xã Duy Tiên, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024.
Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cũng tại nơi đây vào năm 987, vua Lê Đại Hành đã về vùng đất núi Đọi, sông Châu khởi xướng và đích thân cày ruộng trong lễ xuống đồng đầu năm.
 |
Nghi thức đánh trống khai hội. |
Lễ hội tịch điền sau đó được lưu truyền và được coi như một ngày "Quốc lễ", một lễ hội xuống đồng lớn của nhân dân ta, mang ý nghĩa nhân văn, khuyến khích nhân dân lao động, sản xuất. Từ năm 2009, lễ hội tịch điền được phục dựng và tổ chức thường niên theo quy mô cấp tỉnh.
Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Sau nghi lễ bái yết Thần Nông, cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là màn trống khai hội do đội trống nữ làng Đọi Tam biểu diễn kết hợp với múa rồng. Buổi lễ tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống.
 |
Nghi lễ rước kiệu, dâng lễ Thần Nông. |
Trước đó, vào ngày mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức các nghi lễ như: Lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Năm nay, hội thi trang trí trâu thu hút 20 họa sĩ, nhóm họa sĩ đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực và hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam.
 |
Múa rồng là hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Tịch điền. |
 |
Nghi thức đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành. |
 |
Lão nông hóa thân vua Lê Đại Hành cày ruộng. |
 |
Nghi thức gieo hạt cầu năm mới mùa màng bội thu. |
 |
Đông đảo nhân dân và du khách tham dự lễ hội. |
THANH TÙNG (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Ngày 15-2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 đã diễn ra tại cánh đồng Đọi Tín (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam).
Mặc dù cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng địa phương thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động, quản lý, kiểm tra, kiểm soát, tuy nhiên thời gian qua, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn lợi dụng phong tục cổ truyền, tín ngưỡng dân gian để thực hiện hành vi “buôn thần bán thánh” tại các lễ hội nhằm trục lợi.
Đó là nét độc đáo ở Lễ hội minh thề (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Những lời thề có ý nghĩa sâu sắc từ lễ hội này vẫn phát huy tác dụng trong cuộc sống hôm nay, nhất là trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.