Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.
Từng đường kim, mũi chỉ như gắn kết tình yêu đất nước của những con người nơi đây. Từ xa xưa, làng Từ Vân nổi tiếng bởi các sản phẩm dệt, thêu truyền thống. Chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Ủy ban kháng chiến kêu gọi các nghệ nhân của làng thêu cờ Tổ quốc và từ đó làng có một nghề đặc biệt.
Nhân dịp Quốc khánh 2-9, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh về ngôi làng ngoại thành Hà Nội vẫn giữ một nghề đặc biệt.
 |
Nghề may cờ là niềm tự hào gắn bó với nghề truyền thống, công việc thiêng liêng và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho đời sống người dân làng Từ Vân. |
 |
Trong làng, nhiều gia đình có từ 3 đến 4 thế hệ làm nghề thêu cờ Tổ quốc. |
 |
Mỗi lá cờ thêu tay thường mất từ 2 đến 3 ngày, nhưng với người mới làm nghề có khi mất cả tuần. |
 |
Từng đường kim, mũi chỉ được thêu lên cờ phải đạt độ chính xác rất cao. |
 |
Ngoài các sản phẩm thêu tay, làng Từ Vân có nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân cả nước. |
Ban Ảnh và CTV (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Tháng 6-2012, thông tin lá cờ Tổ quốc bằng gốm ở Trường Sa hoàn thành sau hai tháng miệt mài lắp ghép từ những mảnh gốm nhỏ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cùng các cộng sự được đăng tải trên các phương tiện truyền thông để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.
Khi cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2022) cũng là lúc những người thợ may cờ Tổ quốc của làng nghề Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội hối hả làm việc để kịp cung ứng các sản phẩm ra thị trường.