Sau 18 năm diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), đây lần đầu tiên Ngày thơ Việt Nam được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới.

Không gian Ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng thành. Người yêu thơ được chào đón tại Cổng thơ – một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào “Cõi thơ 2”. Qua Cổng thơ, khán giả dạo bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm. Cuối Đường thơ, khán giả đến Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam trưng bày. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.

leftcenterrightdel
Không gian Di sản Hoàng thành Thăng Long-nơi diễn ra Ngày thơ Việt Nam. 

 

leftcenterrightdel
Độc giả tham quan không gian trưng bày tại "Nhà ký ức". 

 

leftcenterrightdel
 Ba lô của nhà thơ Giang Nam trưng bày tại "Nhà ký ức"
leftcenterrightdel
Xe đạp của nhà thơ Tú Mỡ. 

 

leftcenterrightdel
Máy đánh chữ của nhà thơ Hồ DZếnh. 

 

leftcenterrightdel
 Cặp da của nhà thơ Chế Lan Viên. 

 

leftcenterrightdel
Các tập thơ trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam. 

 

leftcenterrightdel
Phần giới thiệu về các nhà thơ tại "Nhà ký ức". 

Bày tỏ cảm xúc khi tham quan không gian trưng bày hình ảnh, hiện vật của các nhà thơ tại Ngày thơ Việt Nam năm nay, nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: Trong ngày hội của thi ca, các nhà thơ và công chúng yêu thơ được vào thăm ngôi nhà ký ức. Nơi đây trưng bày những hiện vật quý báu của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình dấn thân, đồng hành qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Đó là những hiện vật tiêu biểu, kể với chúng ta về cuộc sống và tâm hồn của những chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ.

Tin, ảnh: KHÁNH HUYỀN