Ngày 23-11, tại TP Thái Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình phối hợp với Khoa Các khoa học liên ngành-Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định: “Thái Bình được biết đến là “cái nôi của nghệ thuật hát chèo”. Năm 2023, nghệ thuật chèo ở tỉnh Thái Bình được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Khoa Các khoa học liên ngành-Đại học Quốc gia Hà Nội và 14 tỉnh, thành phố Bắc Bộ xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Chèo" đệ trình UNESCO xem xét và ghi danh. Đến nay, các bước quy trình đang tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch và hội thảo lần này là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lập hồ sơ”.
 |
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phát biểu khai mạc. |
Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: “Hội thảo sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm liên quan và làm sáng tỏ những ý nghĩa xã hội và kinh tế của di sản, nhìn nhận đầy đủ vai trò của di sản trong sự thúc đẩy gắn kết xã hội, thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa và đối thoại văn hóa. Thành công của hội thảo cũng sẽ góp phần mở rộng khái niệm về di sản văn hóa, lồng ghép di sản sống vào các chính sách và chương trình ở cấp quốc gia và thiết lập vững chắc các nỗ lực bảo vệ ở cấp độ quốc tế”.
 |
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo. |
Hội thảo tập trung thảo luận theo 4 chủ đề: Nghiên cứu di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo từ cách tiếp cận liên ngành; sự đa dạng của di sản trình diễn dân gian ở Việt Nam và các nước trên thế giới; sự biến đổi và phát triển của nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại; bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại.
 |
Quang cảnh hội thảo. |
Tin, ảnh: HOÀI PHƯƠNG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Chiều 21-9, cán bộ, nhân viên Nhà hát Chèo Quân đội do Đại tá, Đạo diễn, NSND Nguyễn Quốc Trượng, Giám đốc Nhà hát đã đến thăm hỏi, động viên tặng quà gia đình quân nhân bị nạn trong vụ cháy chung cư mini Thanh Xuân.
Cách đây ít ngày, khoảng 500 công nhân lao động (CNLĐ) ở Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) đã được thưởng thức những khúc ca hay, những tiết mục múa rối vui nhộn, những tiểu phẩm chèo có nội dung giải trí cuốn hút. Niềm vui, nụ cười đã ánh lên trên gương mặt những người lao động sau giờ làm việc vất vả trong công xưởng, bởi họ đã được tận mắt chứng kiến, giao lưu với các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Ca múa Hải Phòng, Đoàn Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và Đoàn Chèo Hải Phòng.
Sau hơn một tháng miệt mài tập luyện, ngày 28-8, Nhà hát chèo Quân đội tổ chức tổng duyệt vở diễn “Đại đội trưởng của tôi”. Vở diễn với sự tham gia thể hiện của gần 100 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công trẻ, tài năng của Nhà hát chèo Quân đội trong đó Đoàn diễn 1 là lực lượng nòng cốt.