Chương trình nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa, thể hiện không khí chuẩn bị đón Tết và những tập tục trong ngày Tết. Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các chương trình Tết 2024 tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục Tết dân gian truyền thống của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình trưng bày Tết Việt chào Xuân Giáp Thìn 2024 với nhiều hoạt động tái hiện các nghi lễ truyền thống độc đáo kéo dài từ ngày mồng 2-2 (23 tháng Chạp) đến ngày 18-2 (mùng 9 tháng Giêng) với ý nghĩa “Tống cựu nghênh Tân” – tiễn cái cũ đi để đón năm mới về, gồm một chuỗi các nghi lễ như: Lễ ông Công, ông Táo, lễ ban sóc, phất thức, lễ khai xuân, khai ấn.

leftcenterrightdel
Các đại biểu thực hiện nghi lễ thả cá chép. 

Điểm nhấn đặc biệt của năm nay là lần đầu tiên một nghi lễ Tết cung đình được tái hiện dưới hình thức phim trình chiếu 3D “Lễ chính đán thời Lê”. Bộ phim sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm 360 độ trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng, nhịp điệu câu chuyện… đưa khán giả hòa mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa với các nghi thức như: Rước Biểu vào sân điện Kính Thiên; Rước xa giá vua sang điện Kính Thiên; Vua lên ngai, văn võ bá quan vào chầu hành lễ...

Điểm nhấn của chuỗi chương trình là hoạt động khai trương tuyến xe điện Hoàn Kiếm – Hoàng thành Thăng Long”. Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô tô điện” là sự kết nối giữa Kinh thành (nơi sinh hoạt và làm việc của vua, hoàng gia và triều đình) và Thị thành (là nơi có nhiệm vụ trấn phía Đông Kinh thành và nơi cung cấp các đồ dùng, thực phẩm sinh hoạt thiết yếu cho hoàng tộc và triều đình).

leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
Nghi thức dựng cây nêu. 

Với mục tiêu đưa di sản trở thành một điểm đến hấp dẫn và quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam cũng như trong tuyến du lịch tại Hà Nội, Trung tâm xác định ngoài việc đưa ra các hoạt động về quản lý, bảo tồn, tôn tạo, còn đề ra các kế hoạch phát huy giá trị của khu di sản nhằm tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc; đưa di sản trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.

Vào những ngày Tết, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức không gian trưng bày Tết cung đình: Lễ Chính đán thời Lê, Trung, Hưng.

GIA KHÁNH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.