Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Người có một phong cách sống thanh cao, một nét đẹp bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam... báo có các bài: Thanh cao Hồ Chí Minh (Tiến sĩ Chu Đức Tính) và Vài nét về phẩm chất hài hước liên văn hóa của Bác Hồ (PGS, TS Nguyễn Thanh Tú).
Mênh mang biển và mẹ là tiêu đề bài tùy bút của tác giả Nguyễn Hữu Quý, trong đó khẳng định: “Biển, đảo Tổ quốc tôi. Mẹ Tổ quốc tôi. Đó là cái thiêng liêng nhất, quý giá nhất trong lòng tôi, trong mọi người Việt Nam mà không có gì, không thể nào thay thế được”.
Tết mỗi năm lại đến. Tết cổ truyền vừa là ngày hội và cũng là cơ hội để người dân phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh doanh... Đó là nội dung thông điệp được TS Nguyễn Sĩ Dũng gửi gắm trong bài viết Tết cổ truyền và động lực cho kinh tế.
Năm 2021 vừa qua, cả nước ta trải qua biết bao khó khăn, mất mát bởi tác động của đại dịch Covid-19. Trong gian khó, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, những bác sĩ, y tá, học viên quân y xông pha trên tuyến đầu chống “giặc” Covid-19 đã in đậm trong lòng nhân dân. Trên số báo có nhiều bài viết ca ngợi tinh thần dũng cảm, tình quân dân, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của Quân đội ta như: Từ nghĩa đồng bào (bút ký của Lê Phi Hùng); “Mang chuông” vượt biển (Phạm Hoàng Hà); “Canh trời” nơi ngọn núi tứ linh (Lê Anh Tần); Xuân về hoa nở sắc hương (Vũ Duy Hiển); Cặp song sinh thủ khoa, á khoa con bộ đội (Nguyễn Văn Hạnh)...
Lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo có rất nhiều bài viết hay của các nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tên tuổi như: Về quê Nguyễn Bính đọc thơ xuân (nhà thơ Nguyễn Đức Mậu); Trăm năm Hoàng Cầm (nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha); Năm Dần, tản mạn về con hổ (PGS, TS Phạm Quang Long); Múa rối nước-đặc sản văn hóa Việt (GS, TS Từ Thị Loan); Bính Dần lòng đạo chẳng pha phôi (PGS, TS Phạm Văn Tình)... Nhân dịp năm mới, GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam đã có những chia sẻ về chuyện Tết của các nhà văn, nhà thơ, những kỳ vọng về một nền văn học thời kỳ đổi mới qua bài trả lời phỏng vấn Cá tính độc đáo làm nên giá trị văn chương (Hà Thanh Minh thực hiện).
Trang thơ của các tác giả: Nguyễn Đức Mậu, Trần Anh Thái, Trần Thế Tuyển, Trần Quang Quý, Đoàn Văn Mật, Nguyễn Đình Xuân, Vi Thùy Linh. Câu đối của Mai Nam Thắng, Đồ Quảng, Tuyên Hóa. Truyện ngắn Rồi sẽ quay về của nhà văn Tống Ngọc Hân và một số bài khác như: Thược dược trắng (bút ký của Tô Thành Tuyên); Giữa ngàn lau xuân sớm (tản văn của Nguyễn Minh Đức)...
Báo QĐND Xuân Nhâm Dần cũng đưa bạn đọc đến với nét đẹp văn hóa, phong tục hay của người Việt trên mọi miền Tổ quốc như: Lễ Mát nhà của người Mường (phóng sự ảnh của Thanh Hà); Mỹ tục ngày xuân (Nguyễn Thị Thúy Ái); Nhà dài thức giấc (Vũ Đình Đông); Thủy Ba, làng bắt cọp (Trần Biên); Vùng đất lành mang tên... ông Hổ (Trương Chí Hùng); Mùa vàng, hạt ngọc (Hồng Đăng-Nhất Thống).
Hoạt động thể thao, giải trí có các bài: Tìm “lá” trong rừng (Đình Hùng); Bài toán mì Italy (Khoa Minh); Thiếu tá Trương Quốc Bảo và cái duyên với quần vợt (Xuân Hồng thực hiện); Chút xíu về Xuân Hinh, Vân Dung (Dương Thu); Nghị lực và đam mê (Nguyễn Hồng Sáng); Pha “quay xe” ngoạn mục (Thu Hòa); “Đưa đi” và “thả về”... (Minh Hiền); Trí khôn của ông Ba mươi (Phạm Xưởng). Tranh, minh họa của các họa sĩ: Quang Cường, Phùng Minh, Mạnh Tiến, Nguyễn Xuân Lam, Tô Ngọc, Nguyễn Hiếu, Lê Anh.
Nhìn lại năm 2021 và nhận định tình hình thế sự năm 2022, tác giả Tường Linh có bài Cuộc tạo thế trên bàn cờ quyền lực. Ngoài ra, báo còn có bài Kỳ vĩ Taj Mahal (Nguyễn Anh Tuấn) giới thiệu kỳ quan Taj Mahal-một kiệt tác, di sản thế giới của Ấn Độ.
Báo QĐND Cuối tuần Xuân Nhâm Dần 2022 phát hành trên toàn quốc từ ngày 12-1-2022; giá: 54.000 đồng. Bạn đọc mua báo xin liên hệ: Phòng Phát hành-Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: (024)37473757 - 069554287.