Với đồng bào dân tộc Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường, Lai Châu), trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của dân tộc tồn tại từ nhiều đời.
Trang phục của người Dao đầu bằng cũng giống với các nhóm Dao khác là được dệt từ sợi bông với màu chàm là chủ đạo, tuy nhiên, điểm khác biệt là ở mũ đội đầu và vạt áo trước ngực.
Mũ của người Dao đầu bằng tết bằng tóc thật, trên đỉnh gắn một khối hình chữ nhật được sắp gối từ nhiều thanh bạc (hoặc nhôm) với nhau. Trước vạt áo thường trang trí bằng nhiều sợi len màu đỏ, xanh dài khoảng 60cm, gấp đôi các sợi len đó lại rồi dùng một mảnh nhôm kẹp lại và gắn vào phía trước ngực áo.
Sự độc đáo và tài hoa trong trang phục của người Dao đầu bằng đã làm nên bản sắc riêng, góp phần tô thắm cho vườn hoa trang phục của 54 dân tộc anh em thêm phong phú, đa dạng và đậm đà hương sắc vùng cao.
 |
Nguyên liệu để làm mũ của người Dao đầu bằng là tóc rối, bạc, cây giang. |
 |
Hoa văn trên đỉnh mũ của người phụ nữ có hình con nhện, hình bông hoa mà người Dao đầu bằng cho rằng đó là các ngôi sao. |
 |
Mẹ dạy con thêu hoa văn trên áo. |
 |
Theo phong tục, con gái người Dao đầu bằng từ 14 đến 16 tuổi phải đội mũ truyền thống của dân tộc mình. |
 |
Gia đình đầm ấm bên bếp lửa hồng. |
HỒNG PHÚC (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, nơi có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, hằng năm đều tổ chức lễ hội Bàn Vương-lễ cúng sư tổ của 12 dòng họ Dao. Đây là lễ hội cổ truyền của người Dao khắp cả nước, nhưng đặc biệt ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ), chính quyền địa phương đã xây dựng khu vực miếu Bàn Vương và nhà truyền thống cộng đồng người Dao.
Trong chu trình đời người, lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt là một trong những nghi lễ quan trọng đối với mỗi người đàn ông, nó xác định sự trưởng thành của họ trước cộng đồng và tổ tiên.