Đã từ lâu, Làng Chuông nổi tiếng với các câu ca dao:

“Mồng chín ta chẳng đi đâu

Ở nhà têm trầu mồng mười chợ Chuông”

hay:

“Mồng mười đi chợ Chuông chơi

Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”

Chỉ qua những câu ca dao mộc mạc, đậm chất thôn dã nơi làng quê Việt Nam xưa, những điều độc đáo chỉ có ở “chợ Chuông” đã được phản ánh sắc nét, rõ ràng. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, cứ vào ngày mồng 10-3 âm lịch hằng năm, trai gái làng Chuông lại nhộn nhịp đi trẩy hội. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng bận rộn công việc đồng áng.

leftcenterrightdel

Ông Phạm Việt Hùng, Chủ tịch UBND xã Phương Trung phát biểu khai mạc Lễ hội làng Chuông. 

Theo ông Phạm Việt Hùng, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, Hội làng Chuông được tổ chức hằng năm diễn ra từ ngày 9 đến 11-3 âm lịch với hai phần lễ và phần hội, đặc biệt cứ 5 năm tổ chức rước một lần, thường tổ chức vào các năm chẵn. Ngôi đình nơi diễn ra các trò chơi dân gian trong lễ hội này thờ người anh hùng dân tộc Phùng Hưng. Lịch sử có ghi chép, thế kỷ VII, Phùng Hưng chiêu mộ binh sĩ, dẫn quân đến Triều Khúc và đánh đuổi quân nhà Đường, đập tan ách thống trị ngoại bang, mang lại ấm no cho đất nước. Sau này, nhân dân trong làng lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng, cứ vào dịp mồng 10-3 âm lịch lại dâng hương hoa, cống phẩm làm lễ tế.

Sau phần rước kiệu thì Hội làng Chuông diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đánh cờ người, chọi gà, đập niêu đất, bắt vịt… trong đó đặc sắc nhất và thu hút đông người xem nhất là hội thổi cơm thi và đánh cờ người. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về Hội làng Chuông năm 2023:

leftcenterrightdel

Người dân làng Chuông chuẩn bị để rước kiệu về đền Văn Chỉ. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Đoàn rước vào Đền Thượng là một nghi thức quan trọng của lễ hội làng Chuông. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel

Trong đoàn rước kiệu có sự góp mặt của các cô thôn nữ là những thành viên trong đội thổi cơm thi. 

leftcenterrightdel

Những ván cờ người ở hội chợ Làng Chuông được tổ chức trước cửa đình, ngay trên khu đất họp chợ. Cờ người là trò chơi dân gian, mang đậm tính chất trí tuệ, một bên là 16 quân cờ là nam giới, bên kia là 16 quân cờ do nữ giới sắm vai. Riêng tướng sĩ ông và tướng sĩ bà của hai bên được ngồi trên ghế có lọng che. Tục truyền người làm tướng ông, tướng bà ngồi trên ghế ở bàn cờ được làng chọn lựa rất kỹ càng, vừa đẹp về hình thức lại phải ăn ở phúc đức, trong năm gia tộc không có vận áo xám (việc tang). Sau cuộc thi đánh cờ người, các vị tướng ông, tướng bà sẽ mời quân cờ về nhà mở tiệc trầu cau, chè nước. Gia chủ lúc ấy rất hãnh diện vì được làng chọn vào vị trí tướng cờ năm đó. 

leftcenterrightdel
Các thành phần trong đội cờ người.

Ấn tượng nhất tại lễ hội là phần thi thổi cơm. Hội thi có 8 đội tham gia, mỗi đội 3 người, bao gồm cả những cô gái rất trẻ, cả những phụ nữ đứng tuổi. Tất cả đều trang điểm xinh đẹp, mặc áo tứ thân, quấn khăn mỏ quạ, nón quai thao của phụ nữ Bắc bộ xưa. Các thôn nữ tham gia sẽ thi đấu trong một vòng tròn vôi, lấy lửa từ rơm, mía để nhóm bếp. Mỗi đội gồm ba người, một người gánh 2 chiếc nồi, hai người còn lại cầm bó củi tre dài, vừa đi vừa giữ lửa nấu cơm. Cuộc thi thể hiện sự khéo léo của những người phụ nữ làng Chuông.

leftcenterrightdel

Các đội tham gia thi thổi cơm. 

Sau hơn 20 phút, các nồi cơm sản phẩm được trình cho Ban giám khảo chấm theo các tiêu chí cơm ngon, không khô không cháy, trang phục của đội thi đẹp, thái độ trình diễn đẹp...

leftcenterrightdel

Các dụng cụ được chuẩn bị trước. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Thổi cơm thi được tái hiện tại lễ hội làng Chuông.
 
leftcenterrightdel

Trao giải nhất, nhì, bà và khuyến khích cho các đội đoạt giải.

Chị Lê Thị Hồng Nhâm người dân làng Chuông chia sẻ: "Hội làng năm nay được tổ chức đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương nên mọi người con dân làng Chuông rất mong chờ. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ các vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đồng thời cũng khơi dậy truyền thống văn hóa của quê hương, khơi dậy tình đoàn kết của nhân dân. Hơn nữa năm nay lại trùng đúng lịch Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4 và ngày Quốc tế Lao động 1-5, vì vậy ai ai cũng háo hức tham gia hội làng".

"Đây là hội làng có nhiều ý nghĩa, mang đậm tính văn hóa dân tộc, có sức sống lâu dài và bền bỉ trong tâm thức của người Việt Nam nên nhiều người biết tới hội làng Chuông. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sau thời gian dài hội làng mới được tổ chức, khi biết thông tin năm nay hội làng tổ chức lại nên tôi đã sắp xếp công việc đưa vợ cùng các con đến tham gia", ông Nguyễn Văn Tính ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội), du khách đến tham gia hội làng bày tỏ.

KHÁNH LINH