Đặc trưng của gốm Bàu Trúc là quá trình chế tác không sử dụng bàn xoay mà nghệ nhân sẽ di chuyển xung quanh và tạo hình nhưng vẫn có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng và đẹp mắt. Nguyên liệu sử dụng của gốm Bàu Trúc là đất sét được khai thác tại vùng bờ sông Quao, có độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác. Quá trình nung gốm từ 6 đến 10 tiếng tùy độ dày và sử dụng lò nung gốm lộ thiên với lớp dưới sẽ được bổ củi, rơm chất thành đống rồi đốt.

Với những nét đặc trưng độc đáo, gốm Bàu Trúc được UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

leftcenterrightdel
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch (80 tuổi) với hơn 65 năm kinh nghiệm hướng dẫn khách tham quan làm gốm. 
leftcenterrightdel
Các sản phẩm hoàn thiện khâu tạo hình chuẩn bị mang phơi khô và nung.
leftcenterrightdel
Trải qua nhiều công đoạn từ tạo hình, đánh bóng, nung dưới bàn tay chăm chỉ lao động, các sản phẩm gốm gắn với đời sống của người dân, lưu giữ nét văn hóa của dân tộc Chăm. 
leftcenterrightdel
Tháp Chăm có ý nghĩa lớn trong văn hóa của người dân địa phương, đây cũng là sản phẩm đặc trưng của làng gốm.
leftcenterrightdel
Anh Đàn Tuấn Khang làm gốm từ năm 14 tuổi, từ những sản phẩm đơn giản như gà, trâu, bò, đến nay, anh đã có thể chế tác được những sản phẩm lớn có độ khó cao. 
leftcenterrightdel

Gốm Bàu Trúc với đa dạng các tạo hình và kích thước. 

TUẤN HUY (thực hiện)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.