Ngày 12-9 tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, UN-Hanitat, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021”.
 |
Không gian văn hóa sáng tạo phố đi bộ Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những điểm đến của người dân và du khách. |
Hơn 50 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hành sáng tạo trong nước và quốc tế đã trao đổi, đánh giá từ những góc nhìn khác nhau về kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế, tiêu điểm sáng tạo và gợi mở những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chiến lược trong thời gian tới.
Tại hội thảo, nhiều tham luận cũng đã chỉ ra những điểm nghẽn, thách thức đối với sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp văn hóa, như: Chưa phát huy hết hiệu quả cơ chế chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường văn hóa; hạn chế trong hợp tác công, tư làm giảm năng lực khai thác hạ tầng cơ sở và huy động tài chính trên thị trường văn hóa; vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phổ biến; hạn chế về vấn đề đào tạo và quản lý nhân sự có khả năng thích ứng với thị trường văn hóa...
Tin, ảnh: NHỊ HÀ
Được tổ chức vào dịp Quốc khánh 2-9 hằng năm, lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) từ lâu đã trở thành hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của vùng quê sông nước, thu hút hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài nước tham gia.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vừa tổ chức Hội nghị công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp lần thứ II-2022 nhằm đánh giá kết quả 3 năm và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 281-NQ/ĐU ngày 15-5-2019 của Đảng ủy tập đoàn.