Cũng như người Kinh và nhiều dân tộc khác trên mảnh đất hình chữ S, bánh chưng là một đặc sản không thể thiếu được của người dân tộc Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở Nguyên Bình lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng… Nguyên liệu làm bánh chưng gù là gạo nếp nương trắng ngần, là đậu nho nhe, thịt lợn ba chỉ và lá dong xanh.

Từng hạt gạo, hạt đỗ được các mẹ, các chị chọn cẩn thận, hạt nào cũng to, tròn và đều tăm tắp; lá dong phải đều lá, xanh và mềm. Khi cho gạo, đỗ, thịt vào lá dong, họ gấp mép 2 lá dong với nhau tại thành đường cong cho chiếc bánh, đường cong nổi và cân thì “lưng gù” mới đẹp. Sau đó, người Dao đỏ sẽ buộc lạt cẩn thận và luộc bánh trong 8 tiếng cho tới khi gạo, đỗ nhừ, dẻo quánh nhưng không làm mất hình dáng của chiếc lưng.

Hình dáng, bánh chưng gù là biểu tượng cho sự chịu khó, cần cù của người Dao đỏ. Hình ảnh người phụ nữ đeo chiếc gùi trên lưng, khi lên nương, làm rẫy, họ cúi xuống hái lúa, hái ngô, hái rau đã tạc nên hình dáng của chiếc bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).

 Bộ đội và người Dao đỏ gói bánh chưng gù. 

 Bàn tay khéo léo gói bánh chưng. 
Tỷ lệ gạo, nhân bánh được tính toán hợp lý.  
 
 Thiếu nữ Dao đỏ khéo léo gói bánh chưng gù.  
 Bánh chưng gù được gói đẹp mắt. 
Luộc bánh chưng gù.  
 Bộ đội và người Dao đỏ luộc bánh chưng gù. 
 Bánh chưng gù "ra lò". 
Niềm vui của phụ nữ Dao đỏ khi vớt bánh chưng.  

Phóng sự ảnh của THANH TÙNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.