QĐND Online – Hy vọng về loại thuốc kháng HIV với khả năng chữa trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng đã bị dập tắt khi nó đã không phát huy tác dụng qua thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm nCoV.
Thông tin này được khẳng định trong bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc trên Tạp chí Y học New England. Theo đó, tổ hợp thuốc kháng virus lopinavir và ritonavir, thường được dùng trong điều trị bệnh nhân HIV, đã không cho thấy hiệu quả.
Cụ thể, họ đã tiến hành nghiên cứu trên 199 bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 48-68. Những người này nhập viện Jin Yin-Tan (Vũ Hán) trong tình trạng bệnh nặng. Trong đó, 100 bệnh nhân được chăm sóc theo tiêu chuẩn, bao gồm phương pháp thở oxy kết hợp sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Số ca còn lại được điều trị bổ sung thêm các loại thuốc kháng HIV.
So sánh kết quả từ những bệnh nhân được chăm sóc tiêu chuẩn với những người dùng thêm thuốc cho thấy không có tác dụng gì rõ rệt trong việc giảm nguy cơ tử vong hay giúp sớm khỏi bệnh.
 |
Ảnh: Science News. |
Chỉ có khác biệt nhỏ đó là các loại thuốc này đã rút ngắn thời gian khỏi bệnh trung bình từ 16 ngày (đối với nhóm chăm sóc tiêu chuẩn) xuống còn 15 ngày (đối với nhóm điều trị bổ sung). Nhưng khác biệt này không quá lớn và chỉ có tác dụng với những người sử dụng thuốc liên tục trong vòng 12 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Điều đó có thể là do những đối tượng tham gia thử nghiệm đã được sử dụng bổ sung thuốc quá muộn và trong tình trạng bệnh chuyến biện nặng nên thuốc không phát huy được tác dụng.
Thông qua kiểm tra hàm lượng axit ribonucleic (RNA) có trong bệnh phẩm, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, các loại thuốc chống HIV này đã không ngăn chặn được quá trình nhân lên của virus.
Ngoài ra, số lượng tử vong đến từ nhóm sử dụng thuốc kháng HIV ít hơn so với nhóm bệnh nhân được chăm sóc tiêu chuẩn. Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được điều này bởi số người tham gia thử nghiệm khá ít và nhóm bệnh nhân chăm sóc tiêu chuẩn dường như có tình trạng bệnh nặng hơn.
Các loại thuốc khác đang được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 đó là thuốc kháng virus remdesivir và thuốc chống sốt rét chloroquine. Tuy nhiên, trong khi remdesivir chưa cho kết quả nghiên cứu thì chloroquine được báo cáo là đi kèm các tác dụng phụ như các vấn đề về tim, lượng đường trong máu thấp, mờ mắt, yếu cơ và chóng mặt. Một loại thuốc khác nhẹ hơn so với chloroquine có tên là hydroxychloroquine đã trải qua thử nghiệm trên khỉ, kết quả là nó có thể ngăn chặn quá trình lây nhiễm tế bào của SARS-CoV-2.
KHÁNH NGÂN (theo Science News)
QĐND Online – Chiều 20-3, tại Đại học Y Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã trao bảo hiểm Corona Guard tặng các sinh viên tình nguyện chống dịch Covid-19 Đại học Y Hà Nội.
QĐND Online - Chiều 20-3, Bộ Y tế đã công bố thông tin hai nhân viên y tế nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến thời điểm này lên 87 trường hợp.
QĐND Online - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa tổ chức họp báo để công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real - time RT - PCR phát hiện vi rút corona chủng mới (nCov). Đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện vi-rút corona chủng mới (nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện". Bộ Kít được bào chế dưới dạng dung dịch, có tác dụng kiểm tra nCoV trong mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch mũi họng, dịch súc họng), đường hô hấp dưới (đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi) và mẫu máu. Báo Quân đội nhân dân điện tử xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh bên trong Viện nghiên cứu Y dược, Học viện Quân y, nơi nghiên cứu thành công bộ Kít real-time RT-PCR. VĂN PHONG - THU THỦY (thực hiện)