Ngày 3-4, Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu của Đức cho biết, trong Quý I năm nay, chính phủ nước này phê duyệt các hợp đồng xuất khẩu vũ khí tổng trị giá 2,4 tỷ euro (2,61 tỷ USD), giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
 |
Xe quân sự của quân đội Đức được triển khai tham gia cuộc tập trận tại Grafenwoehr, miền Nam Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Theo số liệu sơ bộ, trong 3 tháng đầu năm nay, gần 90% tổng giá trị vũ khí xuất khẩu của Đức xuất sang các đối tác thân cận ở Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Australia và New Zealand. Với Ukraine, Đức xuất khẩu số vũ khí trị giá 497 triệu euro, trong khi con số này với Hungary là 765 triệu euro.
Xuất khẩu vũ khí được xem là một vấn đề nhạy cảm ở Đức, do vai trò của nước này trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Trên cơ sở thỏa thuận liên minh của 3 đảng là đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP), Chính phủ Đức đang xây dựng luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Đức, việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí được quy định rõ ràng trong luật.
TTXVN
Ngày 21-7, các nghị sĩ Đức và Áo đã cùng kêu gọi cứu lấy thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức).
Ngày 10-5, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) có thể không còn cần dựa vào sự bảo vệ của Mỹ, đồng thời kêu gọi khối này tự quyết định số phận của mình.