Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam.
Trên đây là khẳng định của tờ Resumen Latinoamericano của Argentina trong một bài viết ra ngày 18-7, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp định hòa bình Geneva về đình chiến ở Việt Nam.
 |
Ảnh chụp màn hình bài viết. |
Bài viết của tờ Resumen Latinoamericano nhấn mạnh: “Cách đây đúng 70 năm, ngày 21-7-1954, Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp và các cường quốc phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao vững vàng, đầy dũng khí và tự tin của Việt Nam để bảo vệ công lý và lợi ích dân tộc”.
Bài báo đánh giá cao vai trò của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và Đại tá Hà Văn Lâu, chuyên viên quân sự đặc biệt, trợ lý Thứ trưởng Tạ Quang Bửu trong quá trình đàm phán vô cùng căng thẳng với nhiều sức ép từ các cường quốc.
Tờ báo dẫn lời của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, đàm phán Geneva thể hiện một cuộc đấu tranh ngoại giao vững chắc, bền bỉ nhưng cũng mềm mỏng, linh hoạt tùy theo tương quan lực lượng.
Bài viết khẳng định chiến thắng của việc đạt được Hiệp định Geneva cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện khát vọng hòa bình, hữu nghị, hòa hiếu của nhân dân Việt Nam cũng như sự đúng đắn trong tư duy ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đó hòa bình phải gắn liền với độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
LTS: Cách đây vừa tròn 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Trải qua 75 ngày (từ ngày 8-5 đến 21-7-1954) đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, Hiệp định Geneva đã được ký kết. Đây là quá trình đấu trí, đấu lực thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Sáng 6-5, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị Khu vực III (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva - 70 năm nhìn lại (1954-2024)".
Sáng 25-4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21-7-1954 / 21-7-2024). Lễ kỷ niệm được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với đầu cầu của tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.