Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xóa bỏ văn phòng điều hành ngoại giao khí hậu của nước này, đồng nghĩa với khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không tham dự Hội nghị lần thứ 30 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP30) tại Brazil vào tháng 11 năm nay.
 |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Trong một tuyên bố ngày 25-4, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, Văn phòng Biến đổi Toàn cầu - cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý chính sách quốc tế của Mỹ về biến đổi khí hậu - đã đóng cửa.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, nước này sẽ không tham gia vào các thỏa thuận và sáng kiến quốc tế không phản ánh các giá trị quốc gia. Do đó, văn phòng này - nơi hỗ trợ những nỗ lực của các chính quyền trước nhằm ràng buộc Mỹ thông qua việc tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các thỏa thuận khác để hạn chế hoặc ngăn ngừa biến đổi khí hậu - là không cần thiết.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Tối 23-4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.
Nhà Trắng ngày 20-1 cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ một lần nữa rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, đưa quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới ra khỏi nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu lần thứ 2 trong một thập kỷ.
Từ ngày 2 đến 13-12, tại Cung điện Hòa bình ở thành phố La Haye (Hà Lan), Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã tổ chức phiên trình bày trực tiếp để lắng nghe quan điểm của các quốc gia và tổ chức quốc tế về trách nhiệm quốc gia trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
UN News dẫn báo cáo mới đây của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, biến đổi khí hậu đang góp phần làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng người di cư trên toàn cầu, vốn đã ở mức rất nghiêm trọng.