Ngày 21-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy bỏ lệnh trừng phạt do chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp đặt đối với những người định cư Israel cực hữu bị cáo buộc có liên quan đến tình trạng bạo lực chống lại người Palestine ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
Trang web của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã hủy bỏ sắc lệnh hành pháp 14115 được ban hành ngày 1-2-2024, cho phép áp dụng một số lệnh trừng phạt đối với những đối tượng có hành vi làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định ở Bờ Tây.
Quyết định của ông Trump là sự đảo ngược chính sách lớn của chính quyền người tiền nhiệm Biden, vốn áp đặt trừng phạt đối với nhiều cá nhân và tổ chức định cư Israel, đóng băng tài sản tại Mỹ và cấm người dân Mỹ giao dịch với họ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2019, ông Trump đã từ bỏ lập trường lâu đời của Mỹ rằng các khu định cư là bất hợp pháp trước khi được ông Biden khôi phục lại.
 |
Chuyển người Palestine bị thương trong xung đột với lực lượng Israel tại thành phố Jenin, Khu Bờ Tây.
|
Trong khi phần lớn sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc xung đột ở Gaza, tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng chống lại người Palestine ở Bờ Tây và việc xây dựng thêm các khu định cư tại đây đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế.
Liên quan tới quan hệ của Israel với các nước trong khu vực, ông Trump cho rằng Saudi Arabia sẽ tham gia Hiệp định Abraham, một thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab.
Trong khi đó, tân Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ hoài nghi về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas ở Gaza, vốn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19-1.
Tin, ảnh: TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 1-9, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về khả năng Israel tiến hành chiến dịch theo kiểu Gaza ở Bờ Tây.
Trong cuộc gặp với phái đoàn Quốc hội Mỹ tại Cairo ngày 29-8, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã cảnh báo về những hậu quả nguy hiểm từ tình trạng leo thang bạo lực ở Bờ Tây, đồng thời kêu gọi thực hiện các thỏa thuận hợp pháp được quốc tế công nhận về giải pháp hai nhà nước.