Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 11-1 nêu rõ, sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, kinh tế toàn cầu đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt trong bối cảnh xuất hiện mối đe dọa mới từ các biến thể của virus SARS-CoV-2 cùng sự gia tăng lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập.
 |
Xe điện Tesla trong xưởng sản xuất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS |
Theo đó, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% trong năm 2022 và 3,2% vào năm 2023. WB cảnh báo tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron cho thấy đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong thời gian tới. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
NINH GIANG
QĐND - Theo Tân Hoa Xã, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 30-3 cho biết, tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh và triển vọng này có được là do một nhóm các nước, dẫn đầu bởi Mỹ và Trung Quốc, sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2021 vượt xa thời kỳ trước khủng hoảng.
QĐND - “Siêu tàu” mắc kẹt ở kênh đào Suez đã được giải cứu thành công, nhưng những hệ lụy của sự cố này đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay là chưa thể đong đếm được.