Liên minh châu Âu (EU) nên thành lập lực lượng quân đội riêng có thể đóng vai trò gìn giữ hòa bình và ngăn chặn xung đột. Đây là ý tưởng mới được Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani đưa ra.
Cụ thể, theo nội dung cuộc phỏng vấn được báo La Stampa đăng ngày 7-1, ông Tajani cho biết đảng Forza Italia của ông ưu tiên vấn đề thúc đẩy hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn trong EU. Theo ông Tajani, việc thành lập quân đội EU là điều kiện cơ bản để có một chính sách ngoại giao chung toàn khối hiệu quả. Ngoại trưởng Italy cũng tin rằng việc là một phần của EU cũng cung cấp đảm bảo cho các nước thành viên trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động địa chính trị phức tạp.
 |
Binh sĩ Đức. Ảnh minh họa: TTXVN |
Hợp tác quốc phòng EU trở thành vấn đề ngày càng được chú trọng trong chương trình nghị sự chính trị toàn khối trong gần 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các nỗ lực hiện vẫn tập trung vào việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo đó Phần Lan-một thành viên của EU-đã tham gia khối này vào năm 2023 trong khi Thụy Điển vẫn đang trong lộ trình chuẩn bị để kết nạp.
Bên cạnh ý tưởng thành lập quân đội chung, theo nhà ngoại giao Italy, liên minh 27 thành viên này cần hợp nhất ban lãnh đạo để có một cơ quan chủ tịch duy nhất thay vì duy trì cấu trúc hiện nay có 2 chủ tịch gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu (gồm các lãnh đạo các nước thành viên) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (cơ quan điều hành của khối).
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Hội đồng châu Âu cho biết, ngày 30-12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận bãi bỏ kiểm soát biên giới nội khối trên không cũng như trên biển đối với Bulgaria và Romania, mở đường cho hai nước này gia nhập khu vực miễn thị thực Schengen.
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào đầu tháng 2-2024 để thống nhất về việc tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine.