Ngày 11-6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
Cụ thể, các quyết định của ECHR được thông qua sau ngày 15-3-2022, thời điểm Nga nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng châu Âu, sẽ không được thực hiện, trong khi việc thanh toán bồi thường theo các quyết định của ECHR sẽ chỉ được thực hiện bằng đồng ruble và chỉ cho các tài khoản trong các ngân hàng của Nga.
 |
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến của chính phủ tại Moskva, ngày 23-3-2022. Ảnh: TTXVN |
Ngoài ra, các phán quyết của ECHR sẽ không được xem là cơ sở để xem xét các quyết định do các tòa án Nga đưa ra.
LB Nga đã thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu về việc rút ra khỏi tổ chức này theo Điều 7 trong quy chế của tổ chức, quy định rằng bất kỳ thành viên nào của Hội đồng châu Âu đều có thể rút khỏi tư cách thành viên của mình khi có thông báo chính thức.
Nga bắt đầu quá trình rút khỏi tổ chức này vào ngày 15-3.
TTXVN
Ngày 12-6-1990, Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của Liên bang Nga đã được thông qua, từ đó ngày này trở thành Ngày Quốc khánh của Nga. Ngày này 28 năm sau đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore.
Tối 10-6, tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang (LB) Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko và phu nhân đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc khánh LB Nga (12-6-1990 / 12-6-2022) và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga (2012-2022).
Ngày 9-6, ông Amos Hochstein, Đặc phái viên về an ninh năng lượng trả lời trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ rằng, không phủ nhận khả năng Nga thu được nhiều lợi nhuận từ năng lượng hơn so với trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, một phần bù đắp từ giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao.