Ngày 29-11, Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson cho biết NASA sẽ đào tạo một phi hành gia Ấn Độ để tham gia hành trình lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đầu năm tới.
 |
Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson. Ảnh: NASA.gov
|
Phát biểu tại một sự kiện ở thủ phủ Bengaluru của bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ, ông Nelson cho rằng hai nước có cơ hội chia sẻ về lĩnh vực khoa học.
Dự kiến, trong ngày 30-11, ông Nelson sẽ kiểm tra vệ tinh chung của hai nước mang tên Radar khẩu độ tổng hợp NASA-ISRO (NISAR). Đây là hệ thống quan sát quỹ đạo trái đất thấp do NASA và ISRO (Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ) cùng phát triển. Vệ tinh này dự kiến được phóng từ Ấn Độ vào quý I năm 2024.
Ấn Độ đang đặt mục tiêu tăng thị phần trên thị trường phóng vệ tinh toàn cầu lên gấp 5 lần trong thập kỷ tới và đã đồng ý tham gia Hiệp định Artemis của NASA vào tháng 6 năm nay.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Các nhà thiên văn học thế giới đã phát hiện hố đen xa nhất từ trước đến nay thông qua tia X và kính viễn vọng. Trong thông báo ngày 6-1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hố đen đang ở giai đoạn phát triển ban đầu - điều vốn chưa từng được chứng kiến trước đây.
Ngày 13-10, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ lên tiểu hành tinh Psyche. Đây là tiểu hành tinh lớn nhất trong số những tiểu hành tinh giàu kim loại được biết đến cho đến nay trong hệ mặt trời và được cho là phần lõi còn lại của một nguyên hành tinh cổ đại, cung cấp những manh mối về sự hình thành của trái đất.