1. Hạn hán ở Australia
Đợt hạn hán khắc nghiệt chưa từng thấy trong 50 năm qua đã biến các vùng đồng cỏ rộng lớn, trù phú ở các trung tâm sản xuất nông nghiệp của Australia trở nên khô cằn, làm chết nhiều vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nông dân nước này cả về vật chất lẫn tinh thần.
 |
Những con cừu gầy trơ xương tại nông trang ở Coonabarabran |
Hình ảnh được chụp bởi các phóng viên ảnh người Australia, ghi lại tác động của đợt hạn hán lan rộng đối với nông dân Australia ở Coonabarabran, khiến nguồn cung cấp thực phẩm đang cạn kiệt. Hình ảnh những những con cừu gầy trơ xương trên đồng trụi cỏ và đầy bụi bặm đã có tác động mạnh mẽ, như một lời kêu gọi hành động quốc gia để giúp mọi người và động vật chiến đấu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
 |
Gia súc trở về sau thời gian bị hạn hán. |
2. Cháy rừng ở Mỹ
Vụ cháy rừng ở bang California được xem là thảm họa cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất lịch sử bang bờ Tây nước Mỹ. Giới chức địa phương ước tính cứ mỗi 3 giây thì đám cháy lại thiêu rụi một vùng có diện tích bằng cả sân bóng bầu dục (gần 17 ha).
 |
Hình ảnh từ trên cao ghi lại cảnh hoang tàn ở thị trấn Paradise |
Những đám cháy lớn ở Bắc và Nam California đã thiêu rụi hàng nghìn công trình và khiến hơn 300.000 người mất nhà cửa. Ước tính có hơn 6.700 công trình tại thị trấn này đã bị thiêu rụi, phần lớn là nhà dân sinh; ít nhất 71 người chết và hơn 1.000 người mất tích trong đợt cháy rừng lớn kỷ lục ở bang California.
Thảm họa cháy rừng ở California đã “xé toạc” thị trấn Paradise. Bức ảnh ghi lại sự hủy diệt trên diện rộng 1 tuần sau khi thảm họa.
 |
Ngọn lửa đang lan nhanh trên khắp thành phố Los Angeles. |
* Ngọn lửa đang lan nhanh trên khắp thành phố Los Angeles (bang California) và tiếp tục thiêu rụi hơn 23.000 mẫu rừng của quốc gia Cleveland. Hình ảnh được chụp trong một công viên bên dưới những ngọn đồi khi ngọn lửa di chuyển từ trên núi xuống khu vực công nghiệp.
3. Bão Mangkhut ở Hồng Kông
Cửa kính tại các tòa nhà cao tầng vỡ vụn và vương vãi bên dưới, đường phố biến thành sông sau khi Hồng Kông (Trung Quốc) đón cơn bão được cho là mạnh nhất từng ập vào thành phố. Đây là cơn bão có sức gió kinh hoàng nhất từng đổ bộ vào Hong Kong kể từ bão Hy vọng năm 1979.
 |
Chính quyền và người dân đã phải chi hàng triệu đô la để khắc phục thảm họa. |
Hồng Kông gần như tê liệt vào ngày 16-9 khi siêu bão Mangkhut đổ bộ, gió giật lên tới 257 km/giờ khiến nhiều tòa nhà nghiêng ngả. Sóng cao ít nhất 4m khiến cả thành phố chìm trong biển nước.
Trong ảnh, cảnh tượng tan hoang của tòa cao ốc One Harbourfront sau khi cơn bão đi qua. Cửa sổ đã bị thổi bay ra khỏi tòa nhà văn phòng 20 tầng ở Whampoa.
 |
Cảnh sát cứu đứa trẻ tại ngôi trường bị sập sau khi siêu bão Mangkhut đổ bộ. |
4. Động đất, sóng thần ở Indonesia
Vào ngày 28-9, một trận động đất lớn xảy ra ở bán đảo Minahasa của Indonesia, với tâm chấn nằm ở vùng núi miền trung Sulawesi. Động đất và sóng thần đồng thời tấn công đảo Sulawesi, gây ra cảnh tượng đổ nát rợn người và làm biến dạng cảnh quan nhiều nơi.
 |
Trận động đất lớn xảy ra ở bán đảo Minahasa. |
 |
Trẻ em và người lớn nhận thức ăn được quân đội phân phát sau trận động đất và sóng thần bên ngoài thành phố Palu trên đảo Sulawesi.
|
Ít nhất 2.256 người được xác nhận đã chết sau thảm họa và hơn 10.000 người khác bị thương, trong đó 4.612 người bị thương nặng.
Bức ảnh đầy cảm xúc được ghi lại trong một buổi cầu nguyện lớn trên bãi biển Talise sau trận động đất và sóng thần chết chóc. Cộng đồng cùng nhau thương tiếc nạn nhân trong những nỗ lực tìm kiếm liên tục để tìm ra 5.000 người mất tích.
 |
Bức ảnh một lời nhắc nhở về những mất mát và đau khổ của những người có cuộc sống bị đảo lộn bởi thiên tai trên toàn thế giới. |
5. Lốc xoáy tấn công quốc đảo Tuvalu
Hình ảnh những đứa trẻ em nhảy khỏi một con tàu bị đắm - nạn nhân của một trận lốc xoáy tấn công quốc đảo Tuvalu nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, cho thấy tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người.
Mực nước biển tăng lên 5 mm mỗi năm kể từ năm 1993, cao hơn mức trung bình toàn cầu, đang gây thiệt hại cho nông nghiệp và gây ra lũ lụt ở quốc gia vùng thấp khi thủy triều lên.
KHÁNH HÀ (theo The Guardian)