Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 29-8 cho biết, nước này đã quyết định cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ thông báo các lệnh chính thức về vấn đề này sẽ sớm được ban hành.
 |
Công nhân vận chuyển gạo tại nhà máy ở Hyderabad (Ấn Độ). Ảnh: AFP/TTXVN |
Tháng trước, Ấn Độ đã gây ngạc nhiên cho khách hàng khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati được tiêu thụ rộng rãi, sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái (gạo non-basmati là các loại gạo không phải basmati, một loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ và Pakistan).
Ấn Độ, quốc gia đang nỗ lực kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử cấp bang vào cuối năm nay, ngày 25-8 cũng đã mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo với mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có hiệu lực cho đến ngày 15-10 tới.
Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới và lượng gạo tồn kho thấp ở các nước xuất khẩu khác có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể làm tăng thêm giá lương thực vốn đã tăng cao.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Sự thay đổi chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo khiến thị trường thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động, mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam cả về lượng và giá. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia. Bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực, giữ vững đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ xuyên suốt được các bộ, ngành quan tâm thực hiện.
Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu sẽ khiến các nhà nhập khẩu gạo của Anh chuyển sang mua gạo của các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đây là thời cơ để Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn trong danh sách bạn hàng của những công ty nhập khẩu gạo của Anh.