Nguyên nhân của con số đáng buồn trên là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến trường học phải đóng cửa và học sinh bị bó buộc trong nhà. 

 Y tá Emiko Michigami giảng dạy cho các em học sinh về sức khỏe tinh thần. Ảnh: Kyodo

Theo Kyodo, để đối phó với tình trạng ấy, nền giáo dục của đất nước mặt trời mọc sẽ đưa giáo dục sức khỏe tinh thần trở lại chương trình dạy học các cấp vào năm 2022, 40 năm sau khi bỏ môn học này. Dự kiến, lần đầu tiên kể từ năm 1982, giáo dục sức khỏe tinh thần sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh trung học phổ thông. Nhưng theo Giáo sư Tsukasa Sasaki của Đại học Tokyo, học sinh tiểu học lẫn trung học cơ sở cũng nên được tiếp xúc với môn học. Trường học cần tạo một mạng lưới hợp tác giữa giáo viên các môn về sức khỏe, thể chất, ban giám hiệu và nhân viên y tế để giúp đỡ các em. Tuy nhiên, môn học này cần tạo thêm cơ hội cho các em học sinh được tư vấn. Giáo sư Sasaki nhấn mạnh, nếu chỉ dừng lại ở truyền đạt kiến thức là chưa đủ để giúp các em đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. 

Trên thực tế, một số nhà trường tại Nhật Bản đã bắt tay vào giảng dạy giáo dục sức khỏe tinh thần như một khóa học thêm hoặc tổ chức tư vấn cho học sinh. Tại Trường trung học Soka Higashi, tỉnh Saitama, một khóa học như vậy đã diễn ra được 6 năm, do y tá Emiko Michigami đứng lớp. Cho đến nay, khoảng 320 học sinh đã tham gia khóa học này. 

MINH TRÍ